Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010
Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010
Ý Nghĩa Của Bát Cung
Cung Sinh khí (Seng Qi): (Thuộc sao Tham Lang, rất tốt) chủ việc vượng tốt cho con nguời, có lợi cho con trai, lợi cho danh tiếng, tạo ra sức sống dồi dào cho con người, tính dục mạnh mẽ. Nếu sinh khí ở khu vệ sinh, phòng kho ,… thì hay mất vặt, thất nghiệp, đẻ non, nhiều bệnh tật.
- Cung Thiên y (Tian Yi): (Thuộc sao Cự Môn, rất tốt) Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tình ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Nếu Thiên y ở khu vệ sinh,phòng kho ,… thì mắc bệnh kinh niên, chứng ung thư.
- Cung Diên niên (Yan Nian): (Thuộc sao Vũ Khúc, tốt) Đây là cung hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao, với các mối quan hệ khác, vợ chồng hoà thuận, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ địch, tính hoà dịu, với nữ giới có bạn đời tốt. Nếu Diên niên ở khu vệ sinh, phòng kho,… thì hay cãi vã thị phi, nhà cửa không yên ổn.
- Cung Phục vị (Fu Wei): (Thuộc sao Tả Phù, tốt) Đây là cung bình yên, trấn tĩnh. có lợi để bàn thờ. Vững cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó, khả năng tài chính tốt, quan hệ cha mẹ vợ con tốt nhưng tình dục giảm sút. Nếu Phục vị ở khu vệ sinh, phòng kho …. thì gia chủ nóng nảy, luôn cảm thấy bất yên.
- Cung Tuyệt mệnh (Jue Ming): (Thuộc sao Phá Quân, rất xấu) ở vào cung Tuyệt mệnh là khu vệ sinh, phòng kho thì chủ nhà có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt, có tài vận. Nếu cung Tuyệt mệnh vào vị trí tốt : chủ nhân bị bệnh khó chữa, mổ xẻ, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc tính toán quá đáng, buồn phiền, đau khổ, u sầu, ít nói, ức chế tâm thần, duyên phận con cái bạc bẽo.
- Cung Ngũ quỷ (Wu Gui): (Thuộc sao Liêm Trinh, xấu) Nếu Cung Ngũ quỷ là khu vệ sinh, kho thì có thể biến xấu thành tốt. Nếu cung Ngũ Quỷ là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì các sự việc lôi thôi vô cớ ập đến, người nhà mổ xẻ ung thư, tai tiếng thị phi, mất trộm, phá sản, hoả hoạn.
- Cung Lục sát (Liu Sha): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Lục sát là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà có suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và lợi cho đuờng tình duyên. Nếu cung Lục sát là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì tình duyên trắc trở, vợ chồng thường cãi nhau, sự nghiệp không tốt. Riêng với nam giới thi không lo làm ăn, hay rượu chè cờ bạc.
- Cung Hoạ hại (Huo Hai): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Hoạ hại là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà được yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt, không xảy ra quan sự. Nếu cung Hoạ hại là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì người nhà bị chia rẽ, quan tai, mệt mỏi vì những việc vụn vặt, hay thưa kiện với người ngoài, thất tài..
- Cung Thiên y (Tian Yi): (Thuộc sao Cự Môn, rất tốt) Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tình ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Nếu Thiên y ở khu vệ sinh,phòng kho ,… thì mắc bệnh kinh niên, chứng ung thư.
- Cung Diên niên (Yan Nian): (Thuộc sao Vũ Khúc, tốt) Đây là cung hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao, với các mối quan hệ khác, vợ chồng hoà thuận, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ địch, tính hoà dịu, với nữ giới có bạn đời tốt. Nếu Diên niên ở khu vệ sinh, phòng kho,… thì hay cãi vã thị phi, nhà cửa không yên ổn.
- Cung Phục vị (Fu Wei): (Thuộc sao Tả Phù, tốt) Đây là cung bình yên, trấn tĩnh. có lợi để bàn thờ. Vững cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó, khả năng tài chính tốt, quan hệ cha mẹ vợ con tốt nhưng tình dục giảm sút. Nếu Phục vị ở khu vệ sinh, phòng kho …. thì gia chủ nóng nảy, luôn cảm thấy bất yên.
- Cung Tuyệt mệnh (Jue Ming): (Thuộc sao Phá Quân, rất xấu) ở vào cung Tuyệt mệnh là khu vệ sinh, phòng kho thì chủ nhà có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt, có tài vận. Nếu cung Tuyệt mệnh vào vị trí tốt : chủ nhân bị bệnh khó chữa, mổ xẻ, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc tính toán quá đáng, buồn phiền, đau khổ, u sầu, ít nói, ức chế tâm thần, duyên phận con cái bạc bẽo.
- Cung Ngũ quỷ (Wu Gui): (Thuộc sao Liêm Trinh, xấu) Nếu Cung Ngũ quỷ là khu vệ sinh, kho thì có thể biến xấu thành tốt. Nếu cung Ngũ Quỷ là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì các sự việc lôi thôi vô cớ ập đến, người nhà mổ xẻ ung thư, tai tiếng thị phi, mất trộm, phá sản, hoả hoạn.
- Cung Lục sát (Liu Sha): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Lục sát là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà có suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và lợi cho đuờng tình duyên. Nếu cung Lục sát là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì tình duyên trắc trở, vợ chồng thường cãi nhau, sự nghiệp không tốt. Riêng với nam giới thi không lo làm ăn, hay rượu chè cờ bạc.
- Cung Hoạ hại (Huo Hai): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Hoạ hại là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà được yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt, không xảy ra quan sự. Nếu cung Hoạ hại là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì người nhà bị chia rẽ, quan tai, mệt mỏi vì những việc vụn vặt, hay thưa kiện với người ngoài, thất tài..
Khám phá kiến trúc Tây Ban Nha
Phần 1
Nhà thờ Sagrada Familia và dấu vết của thời gian
Nói đến kiến trúc Tây Ban Nha nghĩa là nói đến kiến trúc ở bất kỳ vùng nào ngày nay thuộc lãnh thổ đất Tây Ban Nha và do các kiến trúc sư Tây Ban Nha khắp thế giới thực hiện. Từ này bao hàm những công trình nằm bên trong ranh giới địa lý Tây Ban Nha ngày nay trước khi địa danh này được đặt cho những lãnh thổ đó (cho dù người ta có gọi là Hispania, Al-Adalus, hay các vùng đất đó được thành lập từ nhiều vương quốc Thiên Chúa Giáo). Nhờ vào sự đa dạng về mặt lịch sử và địa lý, kiến trúc Tây Ban Nha đã ra đời từ nhiều dòng ảnh hưởng khác nhau.
Kể từ khi những người Iberia đầu tiên cư ngụ trên bán đảo Iberia vào khoảng năm 4000 trước Công nguyên, sau đó tới những người Iberia gốc Celtic, kiến trúc Iberia bắt đầu định hình song song với những trường phái kiến trúc khác khắp khu vực Địa Trung Hải và Bắc Âu.
Khi những người La Mã đến đây, họ để lại đằng sau một số công trình nổi tiếng tại Hispania và lúc này, nền kiến trúc mới thật sự phát triển. Người Visigoth đến, đem lại sự biến cách sâu sắc trong kỹ thuật xây dựng, vốn tương tự những nơi khác tại đế chế cũ. Cuộc xâm lược của người Marốc vào năm 711 sau Công nguyên đã dẫn đến sự thay đổi triệt để và trong suốt tám thế kỷ sau đó, nền văn hóa cũng như kiến trúc đã đạt được những bước tiến lớn. Ví dụ, dưới triều đại Umayyad, Cordoba được thành lập làm thủ phủ văn hóa. Đồng thời, các vương quốc Thiên chúa giáo hợp nhất lại và phát triển lối kiến trúc của riêng mình. Ban đầu, nó hoàn toàn cách biệt với ảnh hưởng kiến trúc châu Âu, sau đó sáp nhập với dòng kiến trúc Romanesque và Gothique. Các trường phái này đạt đến tuyệt đỉnh với rất nhiều công trình kiến trúc điển hình dọc ngang khắp lãnh thổ. Lối kiến trúc Modéjar, tồn tại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ thứ 17, đặc điểm của nó là sự pha trộn ảnh hưởng của các dòng văn hóa Ả rập và châu Âu.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 15, trước khi chịu ảnh hưởng của châu Mỹ La tinh với lối kiến trúc thời kỳ thuộc địa, tự bản thân đất nước Tây Ban Nha cũng đã trải qua kiến trúc thời Phục hưng, hầu hết là do các kiến trúc sư địa phương triển khai. Lối kiến trúc Baroque Tây Ban Nha nổi bật nhờ vào nét trang trí hoa mỹ kiểu Churriguesque, phát triển hoàn toàn tách biệt khỏi các dòng ảnh hưởng trên thế giới sau này. Lối kiến trúc thuộc địa, vốn tồn tại suốt bao thế kỷ, vẫn còn có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Châu Mỹ La tinh. Trường phái tân cổ điển đạt đến đỉnh cao với công trình của kiến trúc sư Juan de Villanueva và các học trò của ông.
Naveta des Tudons ở Menorca (Ảnh: wikipedia)
Thế kỷ thứ mười chín có hai diện mạo: các cố gắng kỹ thuật để có được một ngôn ngữ mới và đem lại những cải thiện về mặt kết cấu, sử dụng sắt và thủy tinh làm loại vật liệu xây dựng chính, và sự chú trọng học thuật, trước hết vào chủ phong cách chiết trung và phục hưng, sau đến phong cách địa phương. Sự xuất hiện của phong cách tân thời trong quá trình xây dựng các trường đấu đã tạo ra những công trình tiêu biểu như là Gaudi và hầu hết lối kiến trúc trong thế kỷ thứ hai mươi. Các nhóm như GATEPAC đi đầu trong phong cách quốc tế. Hiện nay, Tây Ban Nha đang trải qua một cuộc cách mạng trong ngành kiến trúc đương đại và các kiến trúc sư Tây Ban Nha chẳng hạn Rafael Moneo, Santiago Calatrava, Ricardo Bofill cũng như nhiều người khác đã tạo dựng được danh tiếng trên khắp thế giới.
Vì có liên hệ đến mỹ thuật, nhiều địa điểm kiến trúc ở Tây Ban Nha, và thậm chí cả những khu vực trong các thành phố, đã được UNESCO bình chọn là Di Sản Thế Giới. Tây Ban Nha có số lượng địa điểm Di Sản Thế Giới cao thứ nhì quốc tế, chỉ sau Ý. Những công trình này được đưa vào danh sách những địa điểm Di Sản Thế Giới Châu Âu: Tây Ban Nha.
Thời kỳ tiền sử:
*Kiến trúc Megalith:
Vào thời kỳ đồ đá, kiến trúc Megalith được mở rộng nhất tại bán đảo Iberia là mộ đá. Cách bài trí của các phòng tang lễ này có dạng giả tròn hay hình thang, làm bằng những tảng đá lớn kết dính trên mặt đất, tảng này chồng lên tảng kia, tạo thành một cái mái. Khi môn hình học topo mở ra, hành lang làm lối ra vào xuất hiện, cao lên dần và rồi rộng gần bằng căn phòng. Những hành lang được lợp mái và những mái vòm giả rất phổ biến trong giai đoạn phát triển nhất. Quần thể Antequera bao gồm những mộ đá lớn nhất ở châu Âu. Khu vực mộ đá được bảo tồn tốt nhất, Cueva de Menga, sâu 25 mét, cao 4 mét, được tạo thành từ ba mươi hai mộ đá megalith.
Ở đảo Balearic, người ta có thể tìm thấy những hình mẫu kiến trúc điển hình được bảo tồn tốt nhất, ở đây có ba loại công trình xây dựng: taula hình chữ T (taula là nơi thờ phụng có vào thời kỳ đồ đồng ở đảo Balearic ở đảo Milorca và Majorca, cao khoảng 4 mét, là khối nằm ngang, có cột chống làm bằng nhiều tảng đá ghép lại), talayot và naveta. Talayot là các tháp phòng ngự có dạng hình nón hoặc hình kim tự tháp cột ở giữa. Các naveta – dạng hầm mộ kiểu megalith, được xây bằng tảng đá lớn và thường có hình dạng giống như thân tàu, với mũi tàu hình tròn còn đuôi tàu hình vuông có trên đảo Malorca vào đầu thời kỳ đồ đồng khoảng từ năm 2200 đên 1500 trước Công nguyên.
*Kiến trúc Celtic và Iberia:
Những công trình xây dựng đặc sắc nhất của người Celtic là các Castro, những ngôi làng có tường vây quanh, thường ở trên đỉnh núi hoặc đỉnh đồi. Chúng thường được xây dựng nhiều ở tại các vùng người Celtic chiếm đóng, ở thung lũng Duero và Galicia. Điển hình hơn cả là Las Cogotas, ở Avila và khu Castro Santa Tecla, ở Pontevedra.
Những ngôi nhà bên trong các Castro này thường dài từ 3,5 đến 5 mét, hầu hết là hình tròn, một số có dạng hình chữ nhật, bằng đá, mái lợp rạ, dựa trên một cái cột gỗ ngay giữa nhà. Đường xá phần nào có dạng hình chữ nhật, gợi cho người ta ý tưởng về một tổ chức trung tâm.
Những thành phố do người Arevaco xây dựng có liên hệ với văn hóa của người Iberia, một số đã đạt đến trình độ phát triển đô thị đáng kể như Numantia. Số khác sơ khai hơn, được đào trong đá, như thành phố Termantia.
Khu định cư Celtic ở Galicia (Ảnh: wikipedia)
Thời kỳ La Mã
*Phát triển đô thị:
Cuộc chinh phục Hispania của người La Mã, bắt đầu vào năm 218 trước Công Nguyên, có thể được xem là quá trình La Mã hóa bán đảo Iberia triệt để nhất. Dân địa phương hấp thụ sâu sắc nền văn hóa La Mã. Những doanh trại quân đội cũ, các khu định cư của người Hy Lạp, Iberia, Phoenicien được biến đổi thành những thành phố lớn nơi quá trình đô thị hóa phát triển rất cao tại các tỉnh. Emerita Augusta ở Lusitania, Corduba, Italica, Hispalis, Gades ở Baetica, Tarraco, Caesar Augusta, Asturica Augusta, Legio Septima Gemina và Lucus Augusti ở Tarraconensis là một số trong số những thành phố quan trọng nhất, nối kết thông qua tuyến đường bộ. Quá trình phát trỉển xây dựng bao gồm một số công trình có chất lượng tương đương với những công trình ở thủ đô Rome.
Rạp hát Roman ở Mérida (Ảnh: wikipedia)
Các công trình xây dựng:
Kỹ thuật xây dựng dân sự hiện diện trong một số công trình gây ấn tượng mạnh mẽ chẳng hạn như cống dẫn nước Segovia hoặc Merida, trong các cây cầu như cầu Alcantera hay cầu Merida bắt qua sông Tagus, hoặc cầu Cordoba bắt qua sông Guadalquivir. Các công trình xây dựng dân sự phát triển rộng rãi ở Hispania dưới triều đại của hoàng đế Trajan (từ năm 98 đến năm 117 sau Công nguyên). Người ta cũng đã xây dựng những ngọn hải đăng, ngày nay vẫn còn được sử dụng, như tháp Hercules ở La Coruna.
Điển hình của lối kiến trúc Ludic là một số tòa nhà chẳng hạn nhà hát Merida, Sagunto hoặc Tiermes, các nhà hát đôi như các nhà hát ở Merida, Italica, Tarraco, hoặc Segobriga và những đấu trường được xây dựng ở Merida, Cordoba, Toledo, Sagunto và nhiều công trình khác nữa.
Các công trình kiến trúc tôn giáo cũng hiện diện khắp bán đảo, trong số đó chúng ta có thể kể đến các đền thờ ở Cordoba, Merida, Talavera Vieja. Những công trình tang lễ chính là tháp Escipiones ởTarragona, công trình Zalamea de la Serena có hai cột ở Badajoz và các lăng mộ của gia đình Atilii ở Sádaba và của gia đình Fabara ở Ampurias, cả hai đều ở Zaragoza. Cổng Khải Hoàn Môn ở Caparra (bốn mặt), Bará và Medinaceli.
Cây cầu Alcántara thời Trajan (Ảnh: wikipedia)
*Thời kỳ tiền La Mã:
Cụm từ “tiền La Mã” dùng để nói tới nghệ thuật Thiên chúa giáo sau thời kỳ cổ đại, trước thời kỳ nghệ thuật và kiến trúc Romaesque, bao hàm nhiều phong cách mỹ thuật không đồng nhất vì chúng được phát triển ở các nước khác nhau và bởi các nền văn hóa khác nhau. Lãnh thổ Tây Ban Nha lấy làm kiêu hãnh về sự đa dạng kiến trúc thời kỳ tiền La Mã(pre-Promaesque). Một số nhánh, chẳng hạn như nghệ thuật Asturia đã đạt được những mức độ tinh tế cao trong thời đại đó và trong bối cảnh văn hóa.
*Lối kiến trúc Visigothic:
*Nghệ thuật Asturia:
Vương quốc Asturia ra xuất hiện vào năm 718, khi các bộ lạc Astur tập hợp lại thành nhóm, quyết định chỉ định Pelayo làm thủ lĩnh. Pelayo tập hợp các bộ lạc địa phương và những người Visigoth đi lánh nạn dưới trướng của mình, với ý định dần dần khôi phục lại triều đại Gothic.
Trường phái Asturia tiền La Mã là nét kiến trúc độc đáo tại Tây Ban Nha, nó vừa kết hợp các yếu tố từ các trường phái khác như Visigothic và các truyền thống địa phương, vừa tạo ra và phát triển bản sắc, nét riêng của mình, đạt được mức độ tinh tế đáng kể, không chỉ về khía cạnh xây dựng, mà còn về khía cạnh thẩm mỹ.
Xét về khía cạnh phát triển, ngay từ khi xuất hiện, trường phái tiền La Mã Asturia đã đi theo một trình tự phong cách nghệ thuật có liên hệ mật thiết với sự phát triển chính trị của vương quốc, các giai đoạn của nó hình thành đường nét rất rõ ràng. Chủ yếu, đây là lối kiến trúc triều đình, với 5 giai đoạn nổi bật: giai đoạn thứ nhất (737-791) từ triều đại của vua Fáfila to Vermudo I. Giai đoạn hai bao gồm triều đại của vua Alfonso đệ nhị (791-842), giai đoạn bước vào xác định phong cách. Hai giai đoạn đầu tiền này có tên là tiền Ramirense. Ngôi nhà thờ quan trọng nhất được xây dựng theo trường phái này là San Julián de los Prados, ở Oviedo,với một số lượng lớn các bức bích họa phức hợp trên tường rất thú vị, có liên hệ mật thiết với nghệ thuật vẽ tranh tường ở La Mã. Lưới mắt cáo và cửa sổ ba phần ở đầu thánh đường xuất hiện lần đầu tiên vào giai đoạn này. Các phòng thánh ở thánh đường Oviedo, San Pedro de Nora và Santa María de Bendones cũng được xây dựng theo lối kiến trúc này.
Giai đoạn thứ ba bao gồm triều đại của vua Ramiro đệ nhất (842-850) và vua Ordoño I (850-866). Người ta gọi đây là thời kỳ Ramirense và đây cũng được xem là tột đỉnh của phong cách này, nhờ vào công trình của một kiến trúc sư vô danh, người đã mang lại những thành tựu về mặt trang trí và cấu trúc, ví dụ như mái vòm hình ống, hay việc nhất quán sử dụng kiểu cửa tò vò theo chiều ngang và trụ ốp tường, làm cho phong cách này khá giống những công trình kiến trúc La Mã hai thế kỷ sau đó. Một số nhà văn đã chỉ ra ảnh hưởng chưa được giải thích của Syrie trong lối trang trí phong phú. Trong thời kỳ này, hầu hết các kiệt tác thuộc phong cách này đã nở rộ: các cung điện ở núi Naranco và nhà thờ Santa Cristina de Lena.
Giai đoạn thứ tư thuộc về triều đại của vua Alfonso III (866-910), khi nghệ thuật Mozarab đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối kiến trúc Asturia và việc sử dụng khung tò vò kiểu móng ngựa trở nên phổ biến. Giai đoạn thứ năm, cũng là giai đoạn cuối cùng xảy ra cùng lúc với việc di chuyển triều đình đến León, sự biến mất của vương quốc Asturia và đồng thời của trường phái kiến trúc Asturia tiền La Mã.
Phần 2
*Kiến trúc phục hưng:
Santa María del Naranco (Ảnh: wikipedia)
Từ cuối thế kỷ thứ chín đến đầu thế kỷ thứ mười một, người ta xây dựng một số nhà thờ ở các vương quốc Thiên chúa giáo phía Bắc. Nhiều người sai lầm cho rằng chúng thuộc về lối kiến trúc Mozarabic. Đây là sự tóm lược những yếu tố khác nhau được trích lọc ra, được phân bố không đều đôi khi chiếm ưu thế so với đường nét Thiên chúa giáo cổ có nguồn gốc Visigothic và Asturia, trong khi có lúc khác lại nhấn mạnh vào ấn tượng kiến trúc Hồi giáo.
Các nhà thờ thường có dạng pháp đình La Mã (basilica) và tập trung, đôi khi những nơi đọc kinh đối diện nhau. Những nhà nguyện chính bên ngoài có hình chữ nhật, bên trong là hình bán nguyệt. Người ta sử dụng khung vòm hình móng ngựa gợi nhớ đến kiến trúc Hồi giáo song có phần dốc và kín hơn so với trường phái Visigothic cũng như Alfiz. Những cửa sổ cặp ba kiểu truyền thống Asturia và các cột tụ lại thành nhóm tạo thành các cột hỗn hợp, với đầu cột kiểu Corin được trang trí bằng những đường nét cách điệu.
Kiểu trang trí này có nét tương đồng với trường phái Visigothic, chủ yếu dựa vào đường xoắn ốc, chữ vạn, các đề tài cây cối, muôn thú tạo thành những đường viền nổi thanh nhã. Và cũng có nét cách tân, chẳng hạn như những đòn chìa lớn có dạng hình thùy đỡ cho các mái hiên rất dễ thấy.
Người ta có thể quan sát và nhận ra sự tinh thông kỹ thuật trong quá trình xây dựng, sử dụng đá khối, tường được gia cố bằng trụ ốp bên ngoài, đầu tường được che bằng khung vòm chia thành từng đoạn, bao gồm cả mái vòm hình ống theo kiểu truyền thống.
Nội thất của San Julian de los Prados
*Trường phái kiến trúc Al-Andalus:
*Caliphate ở Cordoba:
Việc quân đội người Marốc của Musa ibn Nusair và Tariq ibn Ziyad chinh phục vùng đất Hispania xưa cũ, lật đổ triều đại của vua Umayad tại Damascus, đã dẫn đến sự kiện ông hoàng duy nhất còn sống sót thoát khỏi Abbasids, Abd ar-Rahman I thành lập một tiểu vương quốc Ả Rập độc lập (Emirate), tạo dựng kinh đô ở Cordoba. Từ năm 750 đến năm 1009, nơi đây đã trở thành thủ phủ văn hóa phương Tây. Các công trình kiến trúc xây dựng ở Al-Andalus dưới các triều đại Umayad khởi sinh từ trường phái kiến trúc Damascus cộng thêm nét thẩm mỹ chắt lọc ra từ ảnh hưởng địa phương: mái vòm hình móng ngựa, đây là nét đặc trưng của lối kiến trúc Tây Ban Nha -Ả Rập, được rút ra từ trường phái Visigothic. Từ phương Đông, các kiến trúc sư, các nghệ sĩ, thợ thủ công đến để xây dựng những thành phố như Medina Azahara với vẻ tráng lệ mà các vương quốc châu Âu thời đó hẳn chưa bao giờ tưởng tượng ra nổi.
Công trình xây dựng nổi bật nhất dưới triều đại Umayhad ở Cordoba là Đền thờ Hồi Giáo lớn, được các vị vua Abd ar-Rahman I, Abd ar-Rahman II, Al-Hakam II và Al-Mansur cho xây dựng trong suốt nhiều giai đoạn liên tiếp.
*Các Taifa:
Caliphate biến mất và bị xé nhỏ thành nhiều tiểu vương quốc gọi là Taifa. Sự yếu kém về mặt chính trị của họ đi kèm sự thoái trào văn hóa, và trong khi các vương quốc Thiên chúa giáo tiến nhanh, các taifa vẫn trung thành với danh tiếng, đường nét kiến trúc Cordoba. Người ta có thể cảm nhận sự thoái trào này trong kỹ thuật xây dựng và trong việc sử dụng nguyên vật liệu, mặc dù trong phong cách trang trí thì không nhiều. Người ta sử dụng rất nhiều chi tiết vấu hình lá trong các mái vòm nhưng thưa thớt hơn, biến thành những đường diềm. Và tất cả các yếu tố Caliphal đều được nhấn mạnh. Một số công trình kiến trúc lộng lẫy kiểu Taifa vẫn tồn tại đến ngày nay: chẳng hạn như cung điện Aljafería, ở Zaragoza, hay đền thờ Hồi giáo nhỏ ở Bab-Mardum, ở Toledo, sau này trở thành một trong những điển hình đầu tiên của lối kiến trúc Mudéjar (di sản Cristo de la Luz).
Công trình Maqsura ở đền thờ Hồi giáo lớn Córdoba
*Almoravids và Almohads:
Năm 1086, người Almoravid từ Bắc Phi đến xâm lược xứ sở Al-Andalus, và thống nhất các taifa lại dưới quyền mình. Họ phát triển trường phái kiến trúc của riêng mình, nhưng do cuộc xâm lăng sau đó của người Almohad, nên rất ít công trình còn sót lại. Họ chủ trương áp đặt tư tưởng Hồi giáo cực chính thống và phá hủy hầu hết các công trình xây dựng rất có ý nghĩa của người Almoravid, với Medina Azahara và các công trình khác xây dựng tại Caliphate. Đường nét kiến trúc của họ cực kỳ nghiêm trang và trơ trụi, với gạch làm vât liệu xây dựng chính. Kiểu trang trí hầu như chỉ ở bề mặt của họ, sebka, dựa vào những chấn song hình thoi. Người Almohad cũng sử dụng kiểu trang trí hình lá cọ nhưng chẳng qua cũng chỉ là sự đơn giản hóa dạng lá cọ vốn được trang trí nhiều hơn của người Almoravid. Theo thời gian, trong mỹ thuật có nhiều đường nét trang trí hơn một chút. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Almohad là Giralda, một cái tháp cũ ở đền thờ Hồi giáo Seville. Cũng được xếp hạng như Mudéjar nhưng mang nặng nét thẩm mỹ Almohad là ngôi giáo đường Do thái Santa Maria la Blanca ở Toledo, đây là một hình mẫu hiếm hoi về sự hợp tác kiến trúc của ba nền văn hóa Tây Ban Nha thời trung cổ.
*Kiến trúc Nasrid của vương quốc Granada:
Sau khi vương quốc Almohad tan rã, các vương quốc của người Marốc nằm rải rác ở phía Nam bán đảo được tập hợp lại và năm 1237, các vị vua Nasrid đã thành lập kinh đô tại Granada. Nét kiến trúc họ sử dụng ở đây thuộc dạng phong phú, đa dạng nhất mà người Hồi giáo đã tạo ra trong bất kỳ thời đại nào. Điều này có được phần nhiều nhờ vào di sản văn hóa, từ phong cách xưa cũ của người Marốc tại Al-Andalus mà người Nasrid áp dụng một cách thoáng đạt và có mối liên hệ gần gũi với các vương quốc Thiên chúa giáo ở phía Bắc. Các cung điện Alhambra và Generalife là những công trình xây dựng nổi bật nhất vào thời kỳ này. Các yếu tố trang trí và cấu trúc được lấy từ lối kiến trúc Cordoba (các mái vòm hình móng ngựa) và Almohad (sebka và lá cọ), nhưng cũng có một số do họ sáng tạo ra như đầu cột hình trụ, hình lăng trụ và các khuôn vòm mocarábe theo dạng kết hợp vui mắt giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, giữa nghệ thuật làm vườn và kiến trúc, để đem lại sự hài hòa về mọi mặt. Không giống như nét kiến trúc Umayhad, vốn sử dụng vật liệu nhập khẩu đắt tiền, người Nasrid chỉ sử dụng những vật liệu khiêm tốn: đất sét, thạch cao và gỗ. Tuy nhiên, người xem rốt cuộc lại thấy nó rất bí ẩn và phức tạp. Sử dụng nhiều họa tiết trang trí, áp dụng bóng, sáng một cách khéo léo và đưa nước vào trong kiến trúc là một số đặc điểm chính của phong cách này. Người ta cũng áp dụng hình thức khắc văn tự lên tường những căn phòng khác nhau, với những bài thơ hàm ý nói đến vẻ đẹp của khoảng không.
Aljafería ở Zaragoza
*Phong cách Mudéjar:
Kiến trúc Marốc và của người Andalusia bản xứ, những người ở trên lãnh thổ Thiên chúa giáo nhưng không chịu cải đạo, được gọi là phong cách Mudéjar. Trường phái này chủ yếu phát triển từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 16, chịu nhiều ảnh hưởng gu của người Marốc cũng như tài nghệ của họ, nhưng công trình xây lên lại dành cho những chủ nhân Thiên chúa giáo. Vì thế, đây không phải là phong cách thuần nhất: các kiến trúc sư Mudéjar thường xuyên kết hợp kỹ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật của mình với các phong cách khác, tùy vào thời điểm lịch sử. Vì thế, chúng ta nói đến Mudéjar, nhưng cũng là hàm ý Mudéjar La Mã, Mudéjar Gothique hoặc Mudéjar thời kỳ Phục hưng.
Phong cách Mudéjar: đó là sự cộng sinh của các kỹ thuật xây dựng và sự am hiểu kiến trúc, ra đời từ những nền văn hóa Hồi giáo, Cơ đốc, Do thái sống cạnh nhau, là phong cách kiến trúc nổi bật của thế kỷ thứ mười hai. Đặc điểm của phong cách này là việc sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng chính. Mudéjar không tạo ra những kết cấu mới (không giống như trường phái Roman hay Gothic), mà diễn giải các phong cách văn hóa phương Tây thông qua các dòng ảnh hưởng Hồi giáo. Đặc trưng hình học, theo phong cách Hồi giáo rõ rệt, nổi bật trong các công trình phụ sử dụng vật liệu rẻ tiền nhưng được xây dựng rất công phu: công trình lợp ngói, công trình lát gạch, khắc gỗ, khắc thạch cao và kim loại trang trí. Thậm chí sau khi người ta không còn thuê mướn người Hồi giáo nữa, sự đóng góp của họ đa phần vẫn giữ một vị trí trọn vẹn trong nền kiến trúc Tây Ban Nha.
Sân bên trong của công trình Dolls ở Alcázar, thành phố Seville
Người ta chấp nhận rằng phong cách kiến trúc Mudéjar ra đời ở Sahagún. Mudéjar mở rộng đến những nơi còn lại của vương quốc León, Toledo, Ávila, Segovia và sau đó đến Andalusia, đặc biệt Seville và Grenada. Những căn phòng theo phong cách Mudéjar tại tòa nhà Alcázar ở Seville, mặc dù được xếp loại thuộc trường phái này, nhưng nó mối quan hệ gần gũi với phong cách Nasrid Alhambra hơn những tòa nhà khác cùng phong cách, do Pedro ở Castille tạo dựng. Ông là người đã mang các kiến trúc sư từ Granada đến, họ ít chịu ảnh hưởng Thiên Chúa giáo. Người ta cũng tìm thấy các trung tâm nghệ thuật Mudéjar ở những thành phố khác, như Toro, Cuéllar, Arévalo và Madrigal de las Altas Torres. Phong cách này phát triển rất mạnh ở Aragon, đặc biệt ở Teruel trong suốt thế kỷ mười ba, mười bốn, và mười lăm, nơi người ta xây dựng một loạt các tòa tháp uy nghi theo phong cách Mudéjar. Ở Casa Pilatos (Seville), tu viện Santa Clara, ở Tordesillas, hoặc các nhà thờ ở Toledo cũng có những công trình kiến trúc đẹp đẽ kiểu Mudéjar, đây là một trong những trung tâm kiến trúc Mudéjar cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất. Tại Toledo, các giáo đường Do thái Santa María la Blanca và El Tránsito (cả hai đều thuộc dòng Mudejar dù không phải Thiên chúa giáo) xứng đáng được quan tâm đặc biệt.
Phần 3
*Thời kỳ Romanesque (La Mã):
Phong cách Romanesque phát triển lần đầu tiên ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ mười và thế kỷ thứ mười một, trước khi có ảnh hưởng của Cluny ở Lérida, Barcelona, Tarragona và Huesca và ở rặng núi Pyrenees, đồng thời ở miền Bắc nước Ý. Đây là cái được gọi “Roman thời đầu” hoặc “Lombard Romanesque thời đầu”. Đây là một trường phái kiến trúc rất nguyên sơ, đặc trưng của nó là những bức tường dày, thiếu tác phẩm điêu khắc và sự hiện diện của các khung vòm trang trí tiết tấu, tiêu biểu là các nhà thờ ở Valle de Bohí.
Phong cách kiến trúc Roman trọn vẹn đến cùng với dòng ảnh hưởng Cluny qua con đường hành hương Saint James, kết thúc ở thánh đường Santiago de Compostela. Điển hình của lối kiến trúc Romanesque Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ mười hai là thánh đường Jaca, với phần hậu cung bài trí đặc trưng, cùng với kiểu trang trí “bàn cờ” thành nhiều sọc, được gọi là taqueado jaqués. Khi các vương quốc Thiên chúa giáo tiến về phía Nam, trường phái này lan khắp các vùng đất bị chinh phục, với một số biến tấu. Kiểu Romanesque Tây Ban Nha cũng cho thấy có ảnh hưởng của các phong cách Tây Ban Nha tiền Roman, chủ yếu Asturia và Morazabic. Nhưng cũng có dòng ảnh hưởng Ma rốc mạnh mẽ, đặc biệt các mái vòm ở đền thờ Hồi giáo Cordoba và các khung vòm trang trí hình lá. Vào thế kỷ thứ mười ba, một số nhà thờ có phong cách kiến trúc xen kẽ giữa Romanesque và Gothic. Aragón, Navarra và Castile-Leon nằm trong số những khu vực kiến trúc Roman Tây Ban Nha đẹp nhất.
Nội thất nhà thờ Santiago de Compostela
*Thời kỳ Gothic:
Phong cách Gothic đến đất nước Tây Ban Nha, là kết quả của ảnh hưởng châu Âu vào thế kỷ thứ mười hai, khi trường phái Romanesque cũ xen kẽ với cách diễn đạt kiến trúc Gothic thuần túy, chẳng hạn như thánh đường Avila. Trường phái High Gothic phát triển vào thế kỷ thứ mười ba thông qua con đường hành hương mang tên thánh James, cùng với một số thánh đường thuộc phong cách Gothic thuần túy nhất, chịu ảnh hưởng của Đức và Pháp: các thánh đường Burgos, León và Toledo.
Các phong cách Gothic quan trọng nhất hậu thế kỷ thứ mười ba tại Tây Ban Nha là Levantino và Isabelline Gothic. Đặc điểm của trường phái Levantino Gothic là kết cấu và sự hợp nhất về không gian, với những kiệt tác như thánh đường La Seu ở Palma de Mallorca, khu chợ tơ lụa Valencia, (Lonja de Valencia), và Santa Maria del Mar (Barcelona).
Isabelline Gothic, được hình thành trong suốt thời đại của các vị vua Thiên chúa giáo, là một phần trong quá trình chuyển tiếp sang kiến trúc thời Phục Hưng., nhưng cũng chống lại mạnh mẽ trường phái phục hưng của Ý. Đỉnh cao của trường phái này là nhà thờ Saint John of the Kings ở Toledo và nhà nguyện hoàng gia ở Granada.
*Thời kỳ Phục hưng:
Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mười lăm, trường phái Phục hưng bắt đầu được ghép chung vào các công trình kiến trúc Gothic. Phong cách bắt đầu lan rộng chủ yếu nhờ vào các kiến trúc sư địa phương: đâylà nguyên nhân ra đời của trường phái Phục hưng Tây Ban Nha đặc biệt, đem ảnh hưởng của kiến trúc miền Nam nước Ý đến, nhiều khi từ sách và tranh ảnh có minh họa, pha lẫn Gothic truyền thống và trường phái địa phương. Phong cách mới được gọi là Plateresque, vì có những mặt tiền được trang trí cực kỳ hoa mỹ, gợi người ta nhớ đến các motif trang trí các chi tiết phức tạp trong tác phẩm của những người thợ bạc – các “Platero”. Các kiểu cổ điển và các motif trang trí cột đèn (candelieri) được kết hợp một cách phóng khoáng trong tổng thể đối xứng.
Trong bối cảnh đó, cung điện của vua Charles V, do kiến trúc sư Pedro Machuca ở Granada thiết kế, được cho là một thành tựu bất ngờ của trường phái Phục hưng đang ở đỉnh cao vào thời kỳ này. Người ta có thể xác định rằng cung điện này theo phong cách cầu kỳ, do ở đây có sử dụng một cách tinh thông ngôn ngữ cổ điển và những nét thẩm mỹ độc đáo. Nó được xây dựng trước khi những công trình chính của Michelangelo và Palladio ra đời. Ảnh hưởng của phong cách này rất giới hạn, và bị hiểu sai. Dạng Plateresque được dùng trong bối cảnh chung.
Bao thập niên đã qua đi, ảnh hưởng của trường phái Gothic biến mất. Việc nghiên cứu chủ nghĩa kinh điển chính thống đã đạt đến những đỉnh cao. Mặc dù Plateresco là một từ nói chung dùng để chỉ hầu hết các tác phẩm kiến trúc cuối thế kỷ thứ mười lăm, nửa đầu thế kỷ thứ mười sáu, một số kiến trúc sư tạo dựng được phong cách riêng nhã nhặn hơn, chẳng hạn Dieo Siloe và Rodrigo Gil de Hontañón.
Công trình nổi bật của trường phái Phục hưng Tây Ban Nha là tu viện hoàng gia El Escorial do hai kiến trúc sư Juan Bautista de Toledo và Juan de Herrera thiết kế, nơi đây, phong cách cực kỳ trang nhã lấn át sự trung thành sâu sắc với nghệ thuật thành Rome cổ xưa. Ảnh hưởng từ những mái nhà vùng Flander, chủ nghĩa tượng trưng trong cách trang trí hiếm hoi cũng như nét cắt chính xác trên đá granite, tạo thành điểm cơ bản của một phong cách mới ảnh hưởng đến kiến trúc Tây Ban Nha suốt một thế kỷ : phong cách Herrerian. Một học trò của Herrera, Juan Bautista Villalpando cũng chịu ảnh hưởng vì diễn giải một bài văn tự được phục chế gần đây của Vitruvius đã gợi ra những ý tưởng về nguồn gốc của kiểu kiến trúc cổ điển trong đền thờ Solomon.
Nhà thờ lớn Burgos
*Thời kỳ Baroque:
Khi các dòng ảnh hưởng Baroque của Ý vượt qua rặng núi Pyrene, chúng dần dần thay thế phần lớn đường nét kiến trúc cổ điển có hạn chế của Juan de Herrera, vốn đã là một trào lưu từ cuối thế kỷ thứ mười sáu. Vào đầu năm 1667, các mặt tiền của thánh đường Granada (do Alonso Cano thiết kế) và thánh đường Jaen (do Eufrasio López de Rojas thiết kế) đã cho thấy sự tinh thông của người nghệ sĩ trong cách diễn đạt những motif truyền thống của kiến trúc thánh đường Tây Ban Nha thành cách diễn đạt thẩm mỹ Baroque.
Trường phái Baroque bản địa xuất phát từ Herrera theo với cách thức xây gạch theo truyền thống phát triển tại Madrid trong suốt thế kỷ thứ mười bảy. Điển hình là Plaza Mayor và Major House.
Đối lập với nghệ thuật Bắc Âu, nghệ thuật Tây Ban Nha nghiêng về cảm xúc nhiều hơn là đáp ứng trí tuệ. Gia đình Churriguera, chuyên về thiết kế bàn thờ và hậu bộ bệ thờ, đã đi ngược lại sự trang nhã trong trường phái cổ điển Herreresque và sử dụng nhiều cách trang trí mặt tiền phức tạp, cường điệu và gần như đồng bóng, được biết với cái tên trường phái Churrigueresque. Trong vòng nửa thế kỷ, họ đã biến Salamanca thành một thành phố điển hình theo trường phái Churrigueresque.
Công trình El Escorial
Sự phát triển của trường phái này trải qua ba giai đoạn. Từ năm 1860 đến năm 1720, gia đình Churriguera đã cho phổ biến kiểu pha lẫn giữa những cây cột Solomon và kiểu kiến trúc hỗn hợp của Guarini, được biết đến như là “kiểu cao cấp”. Giữa năm 1720 và 1760, những cột trụ kiểu Churrigueresque, tiếng Tây Ban Nha gọi là espirite, dưới dạng hình nón đảo ngược, hoặc hình tháp, biến thành những yếu tố trung tâm trong quá trình trang trí. Những năm từ 1760 đến 1780, người ta chứng kiến sự thay đổi dần dần trong sở thích, từ nét xoắn và trang trí quá nhiều sang sự cân xứng kiểu tân cổ điển và trang nhã.
Hai trong số những sáng tạo bắt mắt nhất của trường phái Baroque Tây Ban Nha chính là mặt tiền hoành tráng của trường đại học Valladolid (Diego Tome, 1719) và Hospicio de San Fernando ở Madrid (Pedro de Ribera, 1722). Nét cong quá tay trong các công trình này dường như báo trước sự xuất hiện của Antonio Gaudi và Art Nouveau- Tân nghệ thuật. Trong trường hợp này cũng như trong các trường hợp khác, thiết kế bao gồm những yếu tố trang trí và kiến tạo, ít liên hệ đến kết cấu và chức năng. Tuy nhiên, trường phái Churrigueresque Baroque đem lại một số kết hợp ấn tượng nhất của không gian và ánh sáng với những công trình như nhà tế bần Granada, được xem như là điển hình hoàn hảo của các phong cách Churrigueresque, được áp dụng cho các khoảng không gian bên trong, hoặc phong cách Transparente (trong suốt) của thánh đường Toledo, do kiến trúc sư Narciso Tomé thiết kế. Nơi đây, kiến trúc và điêu khắc được hợp nhất, tạo nên những hiệu ứng ánh sáng đáng kể, rất ấn tượng.
Mặt tiền nhà thờ Santiago de Compostela
Quảng trường hoàng gia ở Madrid và những thiết kế của Paseo del Prado (Salón del Prado và Alcalá Doorgate) trong cùng thành phố, xứng đáng có sự chú ý đặc biệt. Những công trình này được cho xây dựng theo phong cách Baroque quốc tế trang nhã, thường bị hiểu sai là phong cách tân cổ điển, bởi các vị vua dòng Bourbon, Philips V và Charles III. Các cung điện hoàng gia ở La Granja de San Ildefonso, ở Segovia, và Aranjuez ở Madrid là điển hình của lối kiến trúc Baroque và nghệ thuật làm vườn, chịu ảnh hưởng đáng kể của Pháp (La Granja được biết đến như là cung điện Versailles của Tây Ban Nha), với những khái niệm không gian theo kiểu địa phương, mà xét về một số phương diện, cho thấy đây là di sản từ người Marốc chiếm đóng.
Trường phái Rococo đến với Tây Ban Nha lần đầu tiên qua công trình thánh đường Murcia, mặt Tây, vào năm 1733. Người theo trường phái Rococo Tây Ban Nha thành công nhất là một bậc thầy người bản xứ, Ventura Rodríguez, ông chịu trách nhiệm kiến trúc phần nội thất lộng lẫy đến lóa mắt của thánh đường kiểu La Mã Basilica of Our Lady of the Pillar tại Saragossa (1750).
Phần 4- Phần cuối
*Trường phái kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha:
Sự kết hợp của những dòng ảnh hưởng từ bản địa châu Mỹ và Ma-rốc trong trang trí với sự truyền tả cực kỳ diễn cảm của trường phái Churrigueresque có thể là lý do giải thích cho đặc tính đa dạng và đậm đặc trong phong các Baroque tại các thuộc địa của người Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Thậm chí còn hơn cả bản sao Tây Ban Nha, trường phái Baroque châu Mỹ phát triển riêng thành phong cách trang trí stucco. Mặt tiền tháp đôi trong nhiều thánh đường xây dựng ở châu Mỹ vào thế kỷ thứ mười bảy có nguồn gốc từ thời Trung cổ và mãi đến năm 1664, trường phái Baroque hoàn chỉnh mới xuất hiện khi người ta xây dựng khu đựng thánh tích các thầy tu dòng Tên Plaza des Armas tại Cusco.
Nhà thờ Santa Prisca ở Taxco, một công trình Churriguesque theo kiểu Mexico
Trường phái Baroque ở Peru phát triển rất mạnh, điển hình là tu viện San Franciso ở Lima ( 1673) với mặt tiền màu sẫm, trang trí phức tạp nằm giữa hai tòa tháp xây bằng đá vàng có ở địa phương. Trong khi phong cách Baroque nông thôn tại các đoàn truyền giáo của những tu sĩ dòng Tên (estancia) ở Cordoba, Argentina theo kiểu của Il Gesù, các phong cách mestizo của các tỉnh lỵ lại nổi bật ở Arequipa, Potosí và La Paz. Vào thế kỷ thứ mười tám, các kiến trúc sư trong vùng đã hướng cảm hứng về nghệ thuật Mudejar của Tây Ban Nha thời trung cổ. Mặt tiền kiểu Baroque mới ở Peru xuất hiện lần đầu tiên tại nhà thờ Our Lady of La Merced, Lima (1697-1704). Tương tự, nhà thờ La Compañia, Quito (1722-65), có bệ thờ khắc chạm và mặt trước được điêu khắc lộng lẫy và rất nhiều salomónica có dạng xoắn ốc.
Về phía Bắc, tỉnh giàu nhất của Tân Tây Ban Nha thế kỷ thứ mười tám đã sản sinh ra một trường phái kiến trúc điên rồ và phung phí gọi là Churrigueresque Tây Ban Nha. Phong cách cực Baroque này đạt điểm đỉnh trong các công trình của Lorenzo Rodriguez, kiệt tác của ông là Sagrario Metropolita tại Mexico City (1749-69). Người ta có thể tìm thấy những hình mẫu của phong cách này tại các tỉnh xa xôi, nơi khai thác mỏ bạc. Ví dụ, điện thờ Ocotlan (bắt đầu được xây dựng vào năm 1745) là thánh đường Baroque vào hàng bậc nhất, mặt trước lợp ngói màu đỏ tươi, tương phản một cách thú vị với những chi tiết trang trí bị dồn lại rất phí phạm ở lối vào chính và những tháp nhỏ ở bên hông.
Thủ phủ thật sự của trường phái Baroque Mehico là Puebla, ở đây, ngành cung cấp loại ngói tráng men vẽ tay sẵn (talavera) và một loại đá xám địa phương đã dẫn đến một loại hình mỹ thuật mang tính cá nhân hóa và cục bộ cao, với đường nét văn hóa rõ rệt của người da đỏ.
Modernisme - Bệnh viện Đa khoa de Sant Pau
*Trường phái tân cổ điển:
Những nguyên lý cơ bản cực kỳ trí tuệ của trường phái Tân cổ điển đã thành công ở Tây Ban Nha hơn là trường phái Baroque diễn cảm hơn nhiều. Trường phái Tân cổ điển ở Tây Ban Nha do viện hàn lâm Nghệ thuật hoàng gia San Fernando, thành lập năm 1752 truyền bá. Nhân vật chính là Juan de Villanueva, người đã đưa cái đẹp và sự kỳ vĩ của Burke vào kiến trúc Tây Ban Nha, tùy theo lịch sử và từng vùng miền. Ông đã xây dựng viện bảo tàng Prado, kết hợp các chương trình- một học viện, một thính phòng và một viện bảo tàng- trong cùng một tòa nhà với ba lối vào cách biệt nhau. Đây chỉ là một phần trong chương trình đầy tham vọng của Charles III, người có dự định biến Madrid thành thủ phủ của Khoa học và Nghệ thuật. Tại một địa điểm rất gần viện bảo tàng, Villanueva cho xây dựng Đài Thiên văn. Ông cũng thiết kế rất nhiều nhà nghỉ mùa hè cho các vị vua ở El Escorial, ở Aranjuez và xây dựng lại Quảng trường lớn ở Madrid, trong số rất nhiều những công trình quan trọng khác. Các học trò của Villanueva, López Aguado và Isidro González Velázquez đã có công truyền bá trường phái Tân cổ điển khắp miền trung đất nước.
*Thế kỷ thứ 19:
*Thuyết chiết trung và phong cách địa phương :
Một công trình quan trọng theo phong cách chiết trung là cung điện Palacio de Comunicaciones de Madrid, do các kiến trúc sư Antonio Palacios và Joaquín Otamendi thiết kế, được khánh thành vào năm 1909.
*Trường phái Tân Mudéjar:
Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, có một trào lưu kiến trúc mới nổi lên ở Madrid, như thể là sự sống lại của trào lưu Mudéjar. Phong cách Tân Mudéjar chẳng bao lâu đã lan đến những nơi khác trong nước. Những kiến trúc sư như Emilio Rodríguez Ayuso xem nghệ thuật Mudéjar như một trường phái Tây Ban Nha độc nhất vô nhị, độc đáo. Họ bắt đầu xây dựng những công trình, sử dụng một số đặc điểm của phong cách ngày xưa, chẳng hạn như khung vòm hình móng ngựa, những chi tiết trang trí bằng gạch có hình dạng trừu tượng cho mặt tiền. Nó trở thành một phong cách xây dựng rất phổ biến không những cho các trường đấu bò tót và các công trình công mà còn cho nhà cửa nói chung, nhờ vào việc sử dụng các vật liệu xây dựng rẻ tiền, chủ yếu là dùng gạch ở bên ngoài. Trường phái Tân Mudéjar thường được kết hợp với các đặc tính của trường phái Tân Gothic.
*Kiến trúc thủy tinh:
*Thế kỷ thứ hai mươi:
*Chủ nghĩa Tân thời Catalan:
Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, khi thành phố Barcelona được phép mở rộng các ranh giới lịch sử, Eixample (lớn hơn thành phố cũ, do Ildefons Cerdá thiết kế) trở thành khu vực bùng nổ hoạt động kiến trúc, được biết dưới cái tên trào lưu Tân thời. Phong trào này ra đời với các phong cách trong quá khứ, với cảm hứng sử dụng các phong cách trong quá khứ và các dạng cơ bản đã được sử dụng, theo cách thức giống hệt như phong cách Nghệ thuật Mới đương đại và các phong trào Jugendstil tại những nơi khác ở châu Âu. Trong số các kiến trúc sư, nổi tiếng nhất là Antoni Gaudí. Công trình của ông tại Barcelona và các nơi khác tại Catalonia, trộn lẫn giữa phong cách kiến trúc truyền thống và cái mới, đây cũng là điềm báo trước cho phong cách kiến trúc hiện đại. Công trình nổi tiếng nhất có lẽ là La Sagrada Família, tòa nhà lớn nhất ở Eixample vẫn chưa hoàn thành xong.
Một trong những kiến trúc sư đáng chú ý của thời kỳ đó là Lluís Domènech i Montaner và Josep Puig i Cadafalch.
*Kiến trúc tân thời:
Năm 1928, việc thành lập nhóm GATCPAC tại Barcelona, theo sau sự thành lập GATEPAC (1930), chủ yếu từ Zaragoza, Madrid, San Sebastián và Bilbao đã tạo ra hai nhóm kiến trúc sư trẻ theo trào lưu tân thời tại Tây Ban Nha. Josep Lluis Sert, Fernando García Mercadal, Jose María de Aizpurúa và Joaquín Labayen và những người khác được tổ chức thành ba nhóm địa phương. Các kiến trúc sư khác khai thác phong cách hiện đại theo quan điểm cá nhân. Casto Fernández Shaw với những công trình mang tính nhìn xa trông rộng, song hầu hết chỉ mới ở trên giấy. Josep Antoni Coderch, kết hợp thiết kế nhà cửa kiểu Địa Trung Hải và những quan niệm mới về phong cách hoặc Luis Gutiérrez Soto đa phần chịu ảnh hưởng của những khuynh hướng Expressionist.
Năm 1929, Hội chợ Thế giới được tổ chức ở Barcelona và sảnh đường Đức do Ludwig Mies van der Rohe thiết kế đã trở thành biểu tượng ngay, pha trộn trường phái đơn giản của Rohe và những khái niệm sự thật vào vật liệu với cách xử lý mặt phẳng trong không gian chịu ảnh hưởng của De Stijl. Mái nhà lớn “treo lơ lửng” dường như không có gì làm tựa.
Trong suốt và sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha và chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha thấy mình bị cô lập về mặt chính trị và kinh tế, song song với ưu tiên của nhà độc tài Franco về “một dạng hào nhoáng cổ điển, quốc hữu và yếu ớt”, phần lớn là để đàn áp lối kiến trúc hiện đại, tiến bộ tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên, một số kiến trúc sư đã xoay sở để cho công trình của mình có được sự tồn tại song song giữa đồng thuận chính trị và sự tiến bộ trong xây dựng, chẳng hạn Gutiérrez Soto, ông quan tâm đến sự phân bố hợp lý các khoảng không gian và hình học topo, nhiều công trình của ông xen kẽ giữa sự hồi sinh lịch sử và hình ảnh theo chủ nghĩa duy lý một cách thoải mái. Những kiệt tác xây dựng của Luis Moya Blanco với những mái vòm bằng gạch rất đáng để ý. Việc chú tâm vào phương pháp xây dựng bằng gạch truyền thống đã đưa ông đến chỗ nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng tiềm tàng của loại vật liệu này trong xu hướng hiện đại.
Suốt những thập kỷ cuối cùng trong đời nhà độc tài Franco, một thế hệ kiến trúc sư mới đã cố sức cứu được di sản của GATEPAC: Alejandro de la Sota là người tiên phong trong lĩnh vực mới này, và những kiến trúc sư trẻ như Francisco Javier Sáenz de Oíza, Fernando Higueras và Miguel Fisac, thường với một ngân sách eo hẹp, đã tiến hành nghiên cứu các bản đúc và các mẫu nhà chung.
Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, thiết kế bởi Frank Gehry
*Trường phái kiến trúc đương đại:
Cái chết của nhà độc tài Franco và sự trở lại của nền dân chủ đã đem lại tinh thần lạc quan mới trong lĩnh vực kiến trúc cho Tây Ban Nha vào cuối những năm bảy mươi và tám mươi. Phong cách địa phương đã trở thành trường phái tư tưởng chiếm ưu thế đối với cách kiến trúc nghiêm túc. Tiền chảy vào từ quỹ của EU, từ ngành du lịch và từ nền kinh tế thịnh vượng đã củng cố và góp phần ổn định nền tảng kinh tế Tây Ban Nha, đem lại điều kiện thuận lợi cho ngành kiến trúc nước này. Một thế hệ kiến trúc sư mới đã nổi lên, trong số đó có Enric Miralles, Carme Pinós và kiến trúc sư/kỹ sư Santiago Calatrava. Năm 1992, thế vận hội Olympic Barcelona và hội chợ thế giới ở Seville đã nâng cao uy tín của Tây Ban Nha trên trường quốc tế, đến mức nhiều kiến trúc sư từ các nước suy thoái kinh tế, đã chuyển đến Tây Ban Nha tham dự vào quá trình bùng nổ này. Để công nhận vị trí đầu của Barcelona trong lĩnh vực kiến trúc, năm 1999, viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh đã trao tặng huy chương vàng hoàng gia cho Barcelona. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, giải thưởng được trao cho một thành phố. Bilbao đã hấp dẫn được tổ chức Solomon R. Guggenheim để họ xây dựng một phòng triển lãm mới, mở cửa năm 1997. Được Frank Gehry thiết kế theo phong cách deconstructivist (Deconstructivist là một trường phái kiến trúc hậu hiện đại, bắt đầu vào cuối những năm 1980. Đặc điểm là ý tưởng về sự phân mảnh, quan tâm đến việc vận dụng những ý tưởng về bề mặt hay lớp ngoài của kết cấu, hình dạng không thẳng dùng để bóp méo hoặc dời chỗ một số yếu tố kiến trúc, chẳng hạn kết cấu và vỏ bọc). Viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao trở nên nổi tiếng thế giới và chỉ một mình công trình này thôi đã nâng cao vị thế của thành phố Bilbao trên trường quốc tế. Sự thành công của một viện bảo tàng và việc xây dựng côngtrình kiến trúc hình tượng trong các thành phố để nâng cao uy tín trên trường quốc tế đã trở thành một chiến lược quy hoạch đô thị được công nhận được biết dưới cái tên “hiệu ứng Bilbao”.
Ciutat de les Arts i les Ciències ở Valencia
*Các kiến trúc sư Tây Ban Nha nổi tiếng vào thế kỷ thứ 20:
Năm 2006, cổng 4 của phi trường Barajas do Richard Rogers và Antonio Lamela thiết kế đã đoạt được giải thưởng Stirling của Anh. Torre Agbar hay tháp Agbar là một tòa nhà chọc trời tại Barcelona do kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel thiết kế. Tòa nhà cao 144,4 mét, gồm 38 tầng, 4 level ngầm. Thiết kế của nó kết hợp một số khái niệm kiến trúc khác nhau, tạo thành một công trình ấn tượng, nổi bật với bê tông gia cố, mặt tiền bao bằng kính, có hơn 4.400 cửa sổ mở ra.
Thính phòng Tenerife, thiết kế của Santiago Calatrava
*Kiến trúc bản địa:
Nhờ vào sự khác biệt về địa hình và khí hậu trên khắp cả nước, kiến trúc bản địa cũng cho thấy có sự đa dạng rất lớn. Đá vôi, đất sét (nung hoặc chưa nung), đá phiến, đá granite, gỗ, cỏ, được sử dụng ở những vùng khác nhau, phân bố và kết cấu khác nhau phần lớn tùy thuộc vào phong tục, tập quán từng vùng miền. Một số những công trình này là nhà ở (chẳng hạn như cortijo, carmen, barraca, caserío, pazo, alqueríacarmen, barraca, caserío, pazo, alquería).
Nhà thờ Sagrada Familia và dấu vết của thời gian
Nói đến kiến trúc Tây Ban Nha nghĩa là nói đến kiến trúc ở bất kỳ vùng nào ngày nay thuộc lãnh thổ đất Tây Ban Nha và do các kiến trúc sư Tây Ban Nha khắp thế giới thực hiện. Từ này bao hàm những công trình nằm bên trong ranh giới địa lý Tây Ban Nha ngày nay trước khi địa danh này được đặt cho những lãnh thổ đó (cho dù người ta có gọi là Hispania, Al-Adalus, hay các vùng đất đó được thành lập từ nhiều vương quốc Thiên Chúa Giáo). Nhờ vào sự đa dạng về mặt lịch sử và địa lý, kiến trúc Tây Ban Nha đã ra đời từ nhiều dòng ảnh hưởng khác nhau.
Kể từ khi những người Iberia đầu tiên cư ngụ trên bán đảo Iberia vào khoảng năm 4000 trước Công nguyên, sau đó tới những người Iberia gốc Celtic, kiến trúc Iberia bắt đầu định hình song song với những trường phái kiến trúc khác khắp khu vực Địa Trung Hải và Bắc Âu.
Khi những người La Mã đến đây, họ để lại đằng sau một số công trình nổi tiếng tại Hispania và lúc này, nền kiến trúc mới thật sự phát triển. Người Visigoth đến, đem lại sự biến cách sâu sắc trong kỹ thuật xây dựng, vốn tương tự những nơi khác tại đế chế cũ. Cuộc xâm lược của người Marốc vào năm 711 sau Công nguyên đã dẫn đến sự thay đổi triệt để và trong suốt tám thế kỷ sau đó, nền văn hóa cũng như kiến trúc đã đạt được những bước tiến lớn. Ví dụ, dưới triều đại Umayyad, Cordoba được thành lập làm thủ phủ văn hóa. Đồng thời, các vương quốc Thiên chúa giáo hợp nhất lại và phát triển lối kiến trúc của riêng mình. Ban đầu, nó hoàn toàn cách biệt với ảnh hưởng kiến trúc châu Âu, sau đó sáp nhập với dòng kiến trúc Romanesque và Gothique. Các trường phái này đạt đến tuyệt đỉnh với rất nhiều công trình kiến trúc điển hình dọc ngang khắp lãnh thổ. Lối kiến trúc Modéjar, tồn tại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ thứ 17, đặc điểm của nó là sự pha trộn ảnh hưởng của các dòng văn hóa Ả rập và châu Âu.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 15, trước khi chịu ảnh hưởng của châu Mỹ La tinh với lối kiến trúc thời kỳ thuộc địa, tự bản thân đất nước Tây Ban Nha cũng đã trải qua kiến trúc thời Phục hưng, hầu hết là do các kiến trúc sư địa phương triển khai. Lối kiến trúc Baroque Tây Ban Nha nổi bật nhờ vào nét trang trí hoa mỹ kiểu Churriguesque, phát triển hoàn toàn tách biệt khỏi các dòng ảnh hưởng trên thế giới sau này. Lối kiến trúc thuộc địa, vốn tồn tại suốt bao thế kỷ, vẫn còn có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Châu Mỹ La tinh. Trường phái tân cổ điển đạt đến đỉnh cao với công trình của kiến trúc sư Juan de Villanueva và các học trò của ông.
Naveta des Tudons ở Menorca (Ảnh: wikipedia)
Thế kỷ thứ mười chín có hai diện mạo: các cố gắng kỹ thuật để có được một ngôn ngữ mới và đem lại những cải thiện về mặt kết cấu, sử dụng sắt và thủy tinh làm loại vật liệu xây dựng chính, và sự chú trọng học thuật, trước hết vào chủ phong cách chiết trung và phục hưng, sau đến phong cách địa phương. Sự xuất hiện của phong cách tân thời trong quá trình xây dựng các trường đấu đã tạo ra những công trình tiêu biểu như là Gaudi và hầu hết lối kiến trúc trong thế kỷ thứ hai mươi. Các nhóm như GATEPAC đi đầu trong phong cách quốc tế. Hiện nay, Tây Ban Nha đang trải qua một cuộc cách mạng trong ngành kiến trúc đương đại và các kiến trúc sư Tây Ban Nha chẳng hạn Rafael Moneo, Santiago Calatrava, Ricardo Bofill cũng như nhiều người khác đã tạo dựng được danh tiếng trên khắp thế giới.
Vì có liên hệ đến mỹ thuật, nhiều địa điểm kiến trúc ở Tây Ban Nha, và thậm chí cả những khu vực trong các thành phố, đã được UNESCO bình chọn là Di Sản Thế Giới. Tây Ban Nha có số lượng địa điểm Di Sản Thế Giới cao thứ nhì quốc tế, chỉ sau Ý. Những công trình này được đưa vào danh sách những địa điểm Di Sản Thế Giới Châu Âu: Tây Ban Nha.
Thời kỳ tiền sử:
*Kiến trúc Megalith:
Vào thời kỳ đồ đá, kiến trúc Megalith được mở rộng nhất tại bán đảo Iberia là mộ đá. Cách bài trí của các phòng tang lễ này có dạng giả tròn hay hình thang, làm bằng những tảng đá lớn kết dính trên mặt đất, tảng này chồng lên tảng kia, tạo thành một cái mái. Khi môn hình học topo mở ra, hành lang làm lối ra vào xuất hiện, cao lên dần và rồi rộng gần bằng căn phòng. Những hành lang được lợp mái và những mái vòm giả rất phổ biến trong giai đoạn phát triển nhất. Quần thể Antequera bao gồm những mộ đá lớn nhất ở châu Âu. Khu vực mộ đá được bảo tồn tốt nhất, Cueva de Menga, sâu 25 mét, cao 4 mét, được tạo thành từ ba mươi hai mộ đá megalith.
Ở đảo Balearic, người ta có thể tìm thấy những hình mẫu kiến trúc điển hình được bảo tồn tốt nhất, ở đây có ba loại công trình xây dựng: taula hình chữ T (taula là nơi thờ phụng có vào thời kỳ đồ đồng ở đảo Balearic ở đảo Milorca và Majorca, cao khoảng 4 mét, là khối nằm ngang, có cột chống làm bằng nhiều tảng đá ghép lại), talayot và naveta. Talayot là các tháp phòng ngự có dạng hình nón hoặc hình kim tự tháp cột ở giữa. Các naveta – dạng hầm mộ kiểu megalith, được xây bằng tảng đá lớn và thường có hình dạng giống như thân tàu, với mũi tàu hình tròn còn đuôi tàu hình vuông có trên đảo Malorca vào đầu thời kỳ đồ đồng khoảng từ năm 2200 đên 1500 trước Công nguyên.
*Kiến trúc Celtic và Iberia:
Những công trình xây dựng đặc sắc nhất của người Celtic là các Castro, những ngôi làng có tường vây quanh, thường ở trên đỉnh núi hoặc đỉnh đồi. Chúng thường được xây dựng nhiều ở tại các vùng người Celtic chiếm đóng, ở thung lũng Duero và Galicia. Điển hình hơn cả là Las Cogotas, ở Avila và khu Castro Santa Tecla, ở Pontevedra.
Những ngôi nhà bên trong các Castro này thường dài từ 3,5 đến 5 mét, hầu hết là hình tròn, một số có dạng hình chữ nhật, bằng đá, mái lợp rạ, dựa trên một cái cột gỗ ngay giữa nhà. Đường xá phần nào có dạng hình chữ nhật, gợi cho người ta ý tưởng về một tổ chức trung tâm.
Những thành phố do người Arevaco xây dựng có liên hệ với văn hóa của người Iberia, một số đã đạt đến trình độ phát triển đô thị đáng kể như Numantia. Số khác sơ khai hơn, được đào trong đá, như thành phố Termantia.
Khu định cư Celtic ở Galicia (Ảnh: wikipedia)
Thời kỳ La Mã
*Phát triển đô thị:
Cuộc chinh phục Hispania của người La Mã, bắt đầu vào năm 218 trước Công Nguyên, có thể được xem là quá trình La Mã hóa bán đảo Iberia triệt để nhất. Dân địa phương hấp thụ sâu sắc nền văn hóa La Mã. Những doanh trại quân đội cũ, các khu định cư của người Hy Lạp, Iberia, Phoenicien được biến đổi thành những thành phố lớn nơi quá trình đô thị hóa phát triển rất cao tại các tỉnh. Emerita Augusta ở Lusitania, Corduba, Italica, Hispalis, Gades ở Baetica, Tarraco, Caesar Augusta, Asturica Augusta, Legio Septima Gemina và Lucus Augusti ở Tarraconensis là một số trong số những thành phố quan trọng nhất, nối kết thông qua tuyến đường bộ. Quá trình phát trỉển xây dựng bao gồm một số công trình có chất lượng tương đương với những công trình ở thủ đô Rome.
Rạp hát Roman ở Mérida (Ảnh: wikipedia)
Các công trình xây dựng:
Kỹ thuật xây dựng dân sự hiện diện trong một số công trình gây ấn tượng mạnh mẽ chẳng hạn như cống dẫn nước Segovia hoặc Merida, trong các cây cầu như cầu Alcantera hay cầu Merida bắt qua sông Tagus, hoặc cầu Cordoba bắt qua sông Guadalquivir. Các công trình xây dựng dân sự phát triển rộng rãi ở Hispania dưới triều đại của hoàng đế Trajan (từ năm 98 đến năm 117 sau Công nguyên). Người ta cũng đã xây dựng những ngọn hải đăng, ngày nay vẫn còn được sử dụng, như tháp Hercules ở La Coruna.
Điển hình của lối kiến trúc Ludic là một số tòa nhà chẳng hạn nhà hát Merida, Sagunto hoặc Tiermes, các nhà hát đôi như các nhà hát ở Merida, Italica, Tarraco, hoặc Segobriga và những đấu trường được xây dựng ở Merida, Cordoba, Toledo, Sagunto và nhiều công trình khác nữa.
Các công trình kiến trúc tôn giáo cũng hiện diện khắp bán đảo, trong số đó chúng ta có thể kể đến các đền thờ ở Cordoba, Merida, Talavera Vieja. Những công trình tang lễ chính là tháp Escipiones ởTarragona, công trình Zalamea de la Serena có hai cột ở Badajoz và các lăng mộ của gia đình Atilii ở Sádaba và của gia đình Fabara ở Ampurias, cả hai đều ở Zaragoza. Cổng Khải Hoàn Môn ở Caparra (bốn mặt), Bará và Medinaceli.
Cây cầu Alcántara thời Trajan (Ảnh: wikipedia)
*Thời kỳ tiền La Mã:
Cụm từ “tiền La Mã” dùng để nói tới nghệ thuật Thiên chúa giáo sau thời kỳ cổ đại, trước thời kỳ nghệ thuật và kiến trúc Romaesque, bao hàm nhiều phong cách mỹ thuật không đồng nhất vì chúng được phát triển ở các nước khác nhau và bởi các nền văn hóa khác nhau. Lãnh thổ Tây Ban Nha lấy làm kiêu hãnh về sự đa dạng kiến trúc thời kỳ tiền La Mã(pre-Promaesque). Một số nhánh, chẳng hạn như nghệ thuật Asturia đã đạt được những mức độ tinh tế cao trong thời đại đó và trong bối cảnh văn hóa.
*Lối kiến trúc Visigothic:
*Nghệ thuật Asturia:
Vương quốc Asturia ra xuất hiện vào năm 718, khi các bộ lạc Astur tập hợp lại thành nhóm, quyết định chỉ định Pelayo làm thủ lĩnh. Pelayo tập hợp các bộ lạc địa phương và những người Visigoth đi lánh nạn dưới trướng của mình, với ý định dần dần khôi phục lại triều đại Gothic.
Trường phái Asturia tiền La Mã là nét kiến trúc độc đáo tại Tây Ban Nha, nó vừa kết hợp các yếu tố từ các trường phái khác như Visigothic và các truyền thống địa phương, vừa tạo ra và phát triển bản sắc, nét riêng của mình, đạt được mức độ tinh tế đáng kể, không chỉ về khía cạnh xây dựng, mà còn về khía cạnh thẩm mỹ.
Xét về khía cạnh phát triển, ngay từ khi xuất hiện, trường phái tiền La Mã Asturia đã đi theo một trình tự phong cách nghệ thuật có liên hệ mật thiết với sự phát triển chính trị của vương quốc, các giai đoạn của nó hình thành đường nét rất rõ ràng. Chủ yếu, đây là lối kiến trúc triều đình, với 5 giai đoạn nổi bật: giai đoạn thứ nhất (737-791) từ triều đại của vua Fáfila to Vermudo I. Giai đoạn hai bao gồm triều đại của vua Alfonso đệ nhị (791-842), giai đoạn bước vào xác định phong cách. Hai giai đoạn đầu tiền này có tên là tiền Ramirense. Ngôi nhà thờ quan trọng nhất được xây dựng theo trường phái này là San Julián de los Prados, ở Oviedo,với một số lượng lớn các bức bích họa phức hợp trên tường rất thú vị, có liên hệ mật thiết với nghệ thuật vẽ tranh tường ở La Mã. Lưới mắt cáo và cửa sổ ba phần ở đầu thánh đường xuất hiện lần đầu tiên vào giai đoạn này. Các phòng thánh ở thánh đường Oviedo, San Pedro de Nora và Santa María de Bendones cũng được xây dựng theo lối kiến trúc này.
Giai đoạn thứ ba bao gồm triều đại của vua Ramiro đệ nhất (842-850) và vua Ordoño I (850-866). Người ta gọi đây là thời kỳ Ramirense và đây cũng được xem là tột đỉnh của phong cách này, nhờ vào công trình của một kiến trúc sư vô danh, người đã mang lại những thành tựu về mặt trang trí và cấu trúc, ví dụ như mái vòm hình ống, hay việc nhất quán sử dụng kiểu cửa tò vò theo chiều ngang và trụ ốp tường, làm cho phong cách này khá giống những công trình kiến trúc La Mã hai thế kỷ sau đó. Một số nhà văn đã chỉ ra ảnh hưởng chưa được giải thích của Syrie trong lối trang trí phong phú. Trong thời kỳ này, hầu hết các kiệt tác thuộc phong cách này đã nở rộ: các cung điện ở núi Naranco và nhà thờ Santa Cristina de Lena.
Giai đoạn thứ tư thuộc về triều đại của vua Alfonso III (866-910), khi nghệ thuật Mozarab đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối kiến trúc Asturia và việc sử dụng khung tò vò kiểu móng ngựa trở nên phổ biến. Giai đoạn thứ năm, cũng là giai đoạn cuối cùng xảy ra cùng lúc với việc di chuyển triều đình đến León, sự biến mất của vương quốc Asturia và đồng thời của trường phái kiến trúc Asturia tiền La Mã.
Phần 2
*Kiến trúc phục hưng:
Santa María del Naranco (Ảnh: wikipedia)
Từ cuối thế kỷ thứ chín đến đầu thế kỷ thứ mười một, người ta xây dựng một số nhà thờ ở các vương quốc Thiên chúa giáo phía Bắc. Nhiều người sai lầm cho rằng chúng thuộc về lối kiến trúc Mozarabic. Đây là sự tóm lược những yếu tố khác nhau được trích lọc ra, được phân bố không đều đôi khi chiếm ưu thế so với đường nét Thiên chúa giáo cổ có nguồn gốc Visigothic và Asturia, trong khi có lúc khác lại nhấn mạnh vào ấn tượng kiến trúc Hồi giáo.
Các nhà thờ thường có dạng pháp đình La Mã (basilica) và tập trung, đôi khi những nơi đọc kinh đối diện nhau. Những nhà nguyện chính bên ngoài có hình chữ nhật, bên trong là hình bán nguyệt. Người ta sử dụng khung vòm hình móng ngựa gợi nhớ đến kiến trúc Hồi giáo song có phần dốc và kín hơn so với trường phái Visigothic cũng như Alfiz. Những cửa sổ cặp ba kiểu truyền thống Asturia và các cột tụ lại thành nhóm tạo thành các cột hỗn hợp, với đầu cột kiểu Corin được trang trí bằng những đường nét cách điệu.
Kiểu trang trí này có nét tương đồng với trường phái Visigothic, chủ yếu dựa vào đường xoắn ốc, chữ vạn, các đề tài cây cối, muôn thú tạo thành những đường viền nổi thanh nhã. Và cũng có nét cách tân, chẳng hạn như những đòn chìa lớn có dạng hình thùy đỡ cho các mái hiên rất dễ thấy.
Người ta có thể quan sát và nhận ra sự tinh thông kỹ thuật trong quá trình xây dựng, sử dụng đá khối, tường được gia cố bằng trụ ốp bên ngoài, đầu tường được che bằng khung vòm chia thành từng đoạn, bao gồm cả mái vòm hình ống theo kiểu truyền thống.
Nội thất của San Julian de los Prados
*Trường phái kiến trúc Al-Andalus:
*Caliphate ở Cordoba:
Việc quân đội người Marốc của Musa ibn Nusair và Tariq ibn Ziyad chinh phục vùng đất Hispania xưa cũ, lật đổ triều đại của vua Umayad tại Damascus, đã dẫn đến sự kiện ông hoàng duy nhất còn sống sót thoát khỏi Abbasids, Abd ar-Rahman I thành lập một tiểu vương quốc Ả Rập độc lập (Emirate), tạo dựng kinh đô ở Cordoba. Từ năm 750 đến năm 1009, nơi đây đã trở thành thủ phủ văn hóa phương Tây. Các công trình kiến trúc xây dựng ở Al-Andalus dưới các triều đại Umayad khởi sinh từ trường phái kiến trúc Damascus cộng thêm nét thẩm mỹ chắt lọc ra từ ảnh hưởng địa phương: mái vòm hình móng ngựa, đây là nét đặc trưng của lối kiến trúc Tây Ban Nha -Ả Rập, được rút ra từ trường phái Visigothic. Từ phương Đông, các kiến trúc sư, các nghệ sĩ, thợ thủ công đến để xây dựng những thành phố như Medina Azahara với vẻ tráng lệ mà các vương quốc châu Âu thời đó hẳn chưa bao giờ tưởng tượng ra nổi.
Công trình xây dựng nổi bật nhất dưới triều đại Umayhad ở Cordoba là Đền thờ Hồi Giáo lớn, được các vị vua Abd ar-Rahman I, Abd ar-Rahman II, Al-Hakam II và Al-Mansur cho xây dựng trong suốt nhiều giai đoạn liên tiếp.
*Các Taifa:
Caliphate biến mất và bị xé nhỏ thành nhiều tiểu vương quốc gọi là Taifa. Sự yếu kém về mặt chính trị của họ đi kèm sự thoái trào văn hóa, và trong khi các vương quốc Thiên chúa giáo tiến nhanh, các taifa vẫn trung thành với danh tiếng, đường nét kiến trúc Cordoba. Người ta có thể cảm nhận sự thoái trào này trong kỹ thuật xây dựng và trong việc sử dụng nguyên vật liệu, mặc dù trong phong cách trang trí thì không nhiều. Người ta sử dụng rất nhiều chi tiết vấu hình lá trong các mái vòm nhưng thưa thớt hơn, biến thành những đường diềm. Và tất cả các yếu tố Caliphal đều được nhấn mạnh. Một số công trình kiến trúc lộng lẫy kiểu Taifa vẫn tồn tại đến ngày nay: chẳng hạn như cung điện Aljafería, ở Zaragoza, hay đền thờ Hồi giáo nhỏ ở Bab-Mardum, ở Toledo, sau này trở thành một trong những điển hình đầu tiên của lối kiến trúc Mudéjar (di sản Cristo de la Luz).
Công trình Maqsura ở đền thờ Hồi giáo lớn Córdoba
*Almoravids và Almohads:
Năm 1086, người Almoravid từ Bắc Phi đến xâm lược xứ sở Al-Andalus, và thống nhất các taifa lại dưới quyền mình. Họ phát triển trường phái kiến trúc của riêng mình, nhưng do cuộc xâm lăng sau đó của người Almohad, nên rất ít công trình còn sót lại. Họ chủ trương áp đặt tư tưởng Hồi giáo cực chính thống và phá hủy hầu hết các công trình xây dựng rất có ý nghĩa của người Almoravid, với Medina Azahara và các công trình khác xây dựng tại Caliphate. Đường nét kiến trúc của họ cực kỳ nghiêm trang và trơ trụi, với gạch làm vât liệu xây dựng chính. Kiểu trang trí hầu như chỉ ở bề mặt của họ, sebka, dựa vào những chấn song hình thoi. Người Almohad cũng sử dụng kiểu trang trí hình lá cọ nhưng chẳng qua cũng chỉ là sự đơn giản hóa dạng lá cọ vốn được trang trí nhiều hơn của người Almoravid. Theo thời gian, trong mỹ thuật có nhiều đường nét trang trí hơn một chút. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Almohad là Giralda, một cái tháp cũ ở đền thờ Hồi giáo Seville. Cũng được xếp hạng như Mudéjar nhưng mang nặng nét thẩm mỹ Almohad là ngôi giáo đường Do thái Santa Maria la Blanca ở Toledo, đây là một hình mẫu hiếm hoi về sự hợp tác kiến trúc của ba nền văn hóa Tây Ban Nha thời trung cổ.
*Kiến trúc Nasrid của vương quốc Granada:
Sau khi vương quốc Almohad tan rã, các vương quốc của người Marốc nằm rải rác ở phía Nam bán đảo được tập hợp lại và năm 1237, các vị vua Nasrid đã thành lập kinh đô tại Granada. Nét kiến trúc họ sử dụng ở đây thuộc dạng phong phú, đa dạng nhất mà người Hồi giáo đã tạo ra trong bất kỳ thời đại nào. Điều này có được phần nhiều nhờ vào di sản văn hóa, từ phong cách xưa cũ của người Marốc tại Al-Andalus mà người Nasrid áp dụng một cách thoáng đạt và có mối liên hệ gần gũi với các vương quốc Thiên chúa giáo ở phía Bắc. Các cung điện Alhambra và Generalife là những công trình xây dựng nổi bật nhất vào thời kỳ này. Các yếu tố trang trí và cấu trúc được lấy từ lối kiến trúc Cordoba (các mái vòm hình móng ngựa) và Almohad (sebka và lá cọ), nhưng cũng có một số do họ sáng tạo ra như đầu cột hình trụ, hình lăng trụ và các khuôn vòm mocarábe theo dạng kết hợp vui mắt giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, giữa nghệ thuật làm vườn và kiến trúc, để đem lại sự hài hòa về mọi mặt. Không giống như nét kiến trúc Umayhad, vốn sử dụng vật liệu nhập khẩu đắt tiền, người Nasrid chỉ sử dụng những vật liệu khiêm tốn: đất sét, thạch cao và gỗ. Tuy nhiên, người xem rốt cuộc lại thấy nó rất bí ẩn và phức tạp. Sử dụng nhiều họa tiết trang trí, áp dụng bóng, sáng một cách khéo léo và đưa nước vào trong kiến trúc là một số đặc điểm chính của phong cách này. Người ta cũng áp dụng hình thức khắc văn tự lên tường những căn phòng khác nhau, với những bài thơ hàm ý nói đến vẻ đẹp của khoảng không.
Aljafería ở Zaragoza
*Phong cách Mudéjar:
Kiến trúc Marốc và của người Andalusia bản xứ, những người ở trên lãnh thổ Thiên chúa giáo nhưng không chịu cải đạo, được gọi là phong cách Mudéjar. Trường phái này chủ yếu phát triển từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 16, chịu nhiều ảnh hưởng gu của người Marốc cũng như tài nghệ của họ, nhưng công trình xây lên lại dành cho những chủ nhân Thiên chúa giáo. Vì thế, đây không phải là phong cách thuần nhất: các kiến trúc sư Mudéjar thường xuyên kết hợp kỹ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật của mình với các phong cách khác, tùy vào thời điểm lịch sử. Vì thế, chúng ta nói đến Mudéjar, nhưng cũng là hàm ý Mudéjar La Mã, Mudéjar Gothique hoặc Mudéjar thời kỳ Phục hưng.
Phong cách Mudéjar: đó là sự cộng sinh của các kỹ thuật xây dựng và sự am hiểu kiến trúc, ra đời từ những nền văn hóa Hồi giáo, Cơ đốc, Do thái sống cạnh nhau, là phong cách kiến trúc nổi bật của thế kỷ thứ mười hai. Đặc điểm của phong cách này là việc sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng chính. Mudéjar không tạo ra những kết cấu mới (không giống như trường phái Roman hay Gothic), mà diễn giải các phong cách văn hóa phương Tây thông qua các dòng ảnh hưởng Hồi giáo. Đặc trưng hình học, theo phong cách Hồi giáo rõ rệt, nổi bật trong các công trình phụ sử dụng vật liệu rẻ tiền nhưng được xây dựng rất công phu: công trình lợp ngói, công trình lát gạch, khắc gỗ, khắc thạch cao và kim loại trang trí. Thậm chí sau khi người ta không còn thuê mướn người Hồi giáo nữa, sự đóng góp của họ đa phần vẫn giữ một vị trí trọn vẹn trong nền kiến trúc Tây Ban Nha.
Sân bên trong của công trình Dolls ở Alcázar, thành phố Seville
Người ta chấp nhận rằng phong cách kiến trúc Mudéjar ra đời ở Sahagún. Mudéjar mở rộng đến những nơi còn lại của vương quốc León, Toledo, Ávila, Segovia và sau đó đến Andalusia, đặc biệt Seville và Grenada. Những căn phòng theo phong cách Mudéjar tại tòa nhà Alcázar ở Seville, mặc dù được xếp loại thuộc trường phái này, nhưng nó mối quan hệ gần gũi với phong cách Nasrid Alhambra hơn những tòa nhà khác cùng phong cách, do Pedro ở Castille tạo dựng. Ông là người đã mang các kiến trúc sư từ Granada đến, họ ít chịu ảnh hưởng Thiên Chúa giáo. Người ta cũng tìm thấy các trung tâm nghệ thuật Mudéjar ở những thành phố khác, như Toro, Cuéllar, Arévalo và Madrigal de las Altas Torres. Phong cách này phát triển rất mạnh ở Aragon, đặc biệt ở Teruel trong suốt thế kỷ mười ba, mười bốn, và mười lăm, nơi người ta xây dựng một loạt các tòa tháp uy nghi theo phong cách Mudéjar. Ở Casa Pilatos (Seville), tu viện Santa Clara, ở Tordesillas, hoặc các nhà thờ ở Toledo cũng có những công trình kiến trúc đẹp đẽ kiểu Mudéjar, đây là một trong những trung tâm kiến trúc Mudéjar cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất. Tại Toledo, các giáo đường Do thái Santa María la Blanca và El Tránsito (cả hai đều thuộc dòng Mudejar dù không phải Thiên chúa giáo) xứng đáng được quan tâm đặc biệt.
Phần 3
*Thời kỳ Romanesque (La Mã):
Phong cách Romanesque phát triển lần đầu tiên ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ mười và thế kỷ thứ mười một, trước khi có ảnh hưởng của Cluny ở Lérida, Barcelona, Tarragona và Huesca và ở rặng núi Pyrenees, đồng thời ở miền Bắc nước Ý. Đây là cái được gọi “Roman thời đầu” hoặc “Lombard Romanesque thời đầu”. Đây là một trường phái kiến trúc rất nguyên sơ, đặc trưng của nó là những bức tường dày, thiếu tác phẩm điêu khắc và sự hiện diện của các khung vòm trang trí tiết tấu, tiêu biểu là các nhà thờ ở Valle de Bohí.
Phong cách kiến trúc Roman trọn vẹn đến cùng với dòng ảnh hưởng Cluny qua con đường hành hương Saint James, kết thúc ở thánh đường Santiago de Compostela. Điển hình của lối kiến trúc Romanesque Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ mười hai là thánh đường Jaca, với phần hậu cung bài trí đặc trưng, cùng với kiểu trang trí “bàn cờ” thành nhiều sọc, được gọi là taqueado jaqués. Khi các vương quốc Thiên chúa giáo tiến về phía Nam, trường phái này lan khắp các vùng đất bị chinh phục, với một số biến tấu. Kiểu Romanesque Tây Ban Nha cũng cho thấy có ảnh hưởng của các phong cách Tây Ban Nha tiền Roman, chủ yếu Asturia và Morazabic. Nhưng cũng có dòng ảnh hưởng Ma rốc mạnh mẽ, đặc biệt các mái vòm ở đền thờ Hồi giáo Cordoba và các khung vòm trang trí hình lá. Vào thế kỷ thứ mười ba, một số nhà thờ có phong cách kiến trúc xen kẽ giữa Romanesque và Gothic. Aragón, Navarra và Castile-Leon nằm trong số những khu vực kiến trúc Roman Tây Ban Nha đẹp nhất.
Nội thất nhà thờ Santiago de Compostela
*Thời kỳ Gothic:
Phong cách Gothic đến đất nước Tây Ban Nha, là kết quả của ảnh hưởng châu Âu vào thế kỷ thứ mười hai, khi trường phái Romanesque cũ xen kẽ với cách diễn đạt kiến trúc Gothic thuần túy, chẳng hạn như thánh đường Avila. Trường phái High Gothic phát triển vào thế kỷ thứ mười ba thông qua con đường hành hương mang tên thánh James, cùng với một số thánh đường thuộc phong cách Gothic thuần túy nhất, chịu ảnh hưởng của Đức và Pháp: các thánh đường Burgos, León và Toledo.
Các phong cách Gothic quan trọng nhất hậu thế kỷ thứ mười ba tại Tây Ban Nha là Levantino và Isabelline Gothic. Đặc điểm của trường phái Levantino Gothic là kết cấu và sự hợp nhất về không gian, với những kiệt tác như thánh đường La Seu ở Palma de Mallorca, khu chợ tơ lụa Valencia, (Lonja de Valencia), và Santa Maria del Mar (Barcelona).
Isabelline Gothic, được hình thành trong suốt thời đại của các vị vua Thiên chúa giáo, là một phần trong quá trình chuyển tiếp sang kiến trúc thời Phục Hưng., nhưng cũng chống lại mạnh mẽ trường phái phục hưng của Ý. Đỉnh cao của trường phái này là nhà thờ Saint John of the Kings ở Toledo và nhà nguyện hoàng gia ở Granada.
*Thời kỳ Phục hưng:
Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mười lăm, trường phái Phục hưng bắt đầu được ghép chung vào các công trình kiến trúc Gothic. Phong cách bắt đầu lan rộng chủ yếu nhờ vào các kiến trúc sư địa phương: đâylà nguyên nhân ra đời của trường phái Phục hưng Tây Ban Nha đặc biệt, đem ảnh hưởng của kiến trúc miền Nam nước Ý đến, nhiều khi từ sách và tranh ảnh có minh họa, pha lẫn Gothic truyền thống và trường phái địa phương. Phong cách mới được gọi là Plateresque, vì có những mặt tiền được trang trí cực kỳ hoa mỹ, gợi người ta nhớ đến các motif trang trí các chi tiết phức tạp trong tác phẩm của những người thợ bạc – các “Platero”. Các kiểu cổ điển và các motif trang trí cột đèn (candelieri) được kết hợp một cách phóng khoáng trong tổng thể đối xứng.
Trong bối cảnh đó, cung điện của vua Charles V, do kiến trúc sư Pedro Machuca ở Granada thiết kế, được cho là một thành tựu bất ngờ của trường phái Phục hưng đang ở đỉnh cao vào thời kỳ này. Người ta có thể xác định rằng cung điện này theo phong cách cầu kỳ, do ở đây có sử dụng một cách tinh thông ngôn ngữ cổ điển và những nét thẩm mỹ độc đáo. Nó được xây dựng trước khi những công trình chính của Michelangelo và Palladio ra đời. Ảnh hưởng của phong cách này rất giới hạn, và bị hiểu sai. Dạng Plateresque được dùng trong bối cảnh chung.
Bao thập niên đã qua đi, ảnh hưởng của trường phái Gothic biến mất. Việc nghiên cứu chủ nghĩa kinh điển chính thống đã đạt đến những đỉnh cao. Mặc dù Plateresco là một từ nói chung dùng để chỉ hầu hết các tác phẩm kiến trúc cuối thế kỷ thứ mười lăm, nửa đầu thế kỷ thứ mười sáu, một số kiến trúc sư tạo dựng được phong cách riêng nhã nhặn hơn, chẳng hạn Dieo Siloe và Rodrigo Gil de Hontañón.
Công trình nổi bật của trường phái Phục hưng Tây Ban Nha là tu viện hoàng gia El Escorial do hai kiến trúc sư Juan Bautista de Toledo và Juan de Herrera thiết kế, nơi đây, phong cách cực kỳ trang nhã lấn át sự trung thành sâu sắc với nghệ thuật thành Rome cổ xưa. Ảnh hưởng từ những mái nhà vùng Flander, chủ nghĩa tượng trưng trong cách trang trí hiếm hoi cũng như nét cắt chính xác trên đá granite, tạo thành điểm cơ bản của một phong cách mới ảnh hưởng đến kiến trúc Tây Ban Nha suốt một thế kỷ : phong cách Herrerian. Một học trò của Herrera, Juan Bautista Villalpando cũng chịu ảnh hưởng vì diễn giải một bài văn tự được phục chế gần đây của Vitruvius đã gợi ra những ý tưởng về nguồn gốc của kiểu kiến trúc cổ điển trong đền thờ Solomon.
Nhà thờ lớn Burgos
*Thời kỳ Baroque:
Khi các dòng ảnh hưởng Baroque của Ý vượt qua rặng núi Pyrene, chúng dần dần thay thế phần lớn đường nét kiến trúc cổ điển có hạn chế của Juan de Herrera, vốn đã là một trào lưu từ cuối thế kỷ thứ mười sáu. Vào đầu năm 1667, các mặt tiền của thánh đường Granada (do Alonso Cano thiết kế) và thánh đường Jaen (do Eufrasio López de Rojas thiết kế) đã cho thấy sự tinh thông của người nghệ sĩ trong cách diễn đạt những motif truyền thống của kiến trúc thánh đường Tây Ban Nha thành cách diễn đạt thẩm mỹ Baroque.
Trường phái Baroque bản địa xuất phát từ Herrera theo với cách thức xây gạch theo truyền thống phát triển tại Madrid trong suốt thế kỷ thứ mười bảy. Điển hình là Plaza Mayor và Major House.
Đối lập với nghệ thuật Bắc Âu, nghệ thuật Tây Ban Nha nghiêng về cảm xúc nhiều hơn là đáp ứng trí tuệ. Gia đình Churriguera, chuyên về thiết kế bàn thờ và hậu bộ bệ thờ, đã đi ngược lại sự trang nhã trong trường phái cổ điển Herreresque và sử dụng nhiều cách trang trí mặt tiền phức tạp, cường điệu và gần như đồng bóng, được biết với cái tên trường phái Churrigueresque. Trong vòng nửa thế kỷ, họ đã biến Salamanca thành một thành phố điển hình theo trường phái Churrigueresque.
Công trình El Escorial
Sự phát triển của trường phái này trải qua ba giai đoạn. Từ năm 1860 đến năm 1720, gia đình Churriguera đã cho phổ biến kiểu pha lẫn giữa những cây cột Solomon và kiểu kiến trúc hỗn hợp của Guarini, được biết đến như là “kiểu cao cấp”. Giữa năm 1720 và 1760, những cột trụ kiểu Churrigueresque, tiếng Tây Ban Nha gọi là espirite, dưới dạng hình nón đảo ngược, hoặc hình tháp, biến thành những yếu tố trung tâm trong quá trình trang trí. Những năm từ 1760 đến 1780, người ta chứng kiến sự thay đổi dần dần trong sở thích, từ nét xoắn và trang trí quá nhiều sang sự cân xứng kiểu tân cổ điển và trang nhã.
Hai trong số những sáng tạo bắt mắt nhất của trường phái Baroque Tây Ban Nha chính là mặt tiền hoành tráng của trường đại học Valladolid (Diego Tome, 1719) và Hospicio de San Fernando ở Madrid (Pedro de Ribera, 1722). Nét cong quá tay trong các công trình này dường như báo trước sự xuất hiện của Antonio Gaudi và Art Nouveau- Tân nghệ thuật. Trong trường hợp này cũng như trong các trường hợp khác, thiết kế bao gồm những yếu tố trang trí và kiến tạo, ít liên hệ đến kết cấu và chức năng. Tuy nhiên, trường phái Churrigueresque Baroque đem lại một số kết hợp ấn tượng nhất của không gian và ánh sáng với những công trình như nhà tế bần Granada, được xem như là điển hình hoàn hảo của các phong cách Churrigueresque, được áp dụng cho các khoảng không gian bên trong, hoặc phong cách Transparente (trong suốt) của thánh đường Toledo, do kiến trúc sư Narciso Tomé thiết kế. Nơi đây, kiến trúc và điêu khắc được hợp nhất, tạo nên những hiệu ứng ánh sáng đáng kể, rất ấn tượng.
Mặt tiền nhà thờ Santiago de Compostela
Quảng trường hoàng gia ở Madrid và những thiết kế của Paseo del Prado (Salón del Prado và Alcalá Doorgate) trong cùng thành phố, xứng đáng có sự chú ý đặc biệt. Những công trình này được cho xây dựng theo phong cách Baroque quốc tế trang nhã, thường bị hiểu sai là phong cách tân cổ điển, bởi các vị vua dòng Bourbon, Philips V và Charles III. Các cung điện hoàng gia ở La Granja de San Ildefonso, ở Segovia, và Aranjuez ở Madrid là điển hình của lối kiến trúc Baroque và nghệ thuật làm vườn, chịu ảnh hưởng đáng kể của Pháp (La Granja được biết đến như là cung điện Versailles của Tây Ban Nha), với những khái niệm không gian theo kiểu địa phương, mà xét về một số phương diện, cho thấy đây là di sản từ người Marốc chiếm đóng.
Trường phái Rococo đến với Tây Ban Nha lần đầu tiên qua công trình thánh đường Murcia, mặt Tây, vào năm 1733. Người theo trường phái Rococo Tây Ban Nha thành công nhất là một bậc thầy người bản xứ, Ventura Rodríguez, ông chịu trách nhiệm kiến trúc phần nội thất lộng lẫy đến lóa mắt của thánh đường kiểu La Mã Basilica of Our Lady of the Pillar tại Saragossa (1750).
Phần 4- Phần cuối
*Trường phái kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha:
Sự kết hợp của những dòng ảnh hưởng từ bản địa châu Mỹ và Ma-rốc trong trang trí với sự truyền tả cực kỳ diễn cảm của trường phái Churrigueresque có thể là lý do giải thích cho đặc tính đa dạng và đậm đặc trong phong các Baroque tại các thuộc địa của người Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Thậm chí còn hơn cả bản sao Tây Ban Nha, trường phái Baroque châu Mỹ phát triển riêng thành phong cách trang trí stucco. Mặt tiền tháp đôi trong nhiều thánh đường xây dựng ở châu Mỹ vào thế kỷ thứ mười bảy có nguồn gốc từ thời Trung cổ và mãi đến năm 1664, trường phái Baroque hoàn chỉnh mới xuất hiện khi người ta xây dựng khu đựng thánh tích các thầy tu dòng Tên Plaza des Armas tại Cusco.
Nhà thờ Santa Prisca ở Taxco, một công trình Churriguesque theo kiểu Mexico
Trường phái Baroque ở Peru phát triển rất mạnh, điển hình là tu viện San Franciso ở Lima ( 1673) với mặt tiền màu sẫm, trang trí phức tạp nằm giữa hai tòa tháp xây bằng đá vàng có ở địa phương. Trong khi phong cách Baroque nông thôn tại các đoàn truyền giáo của những tu sĩ dòng Tên (estancia) ở Cordoba, Argentina theo kiểu của Il Gesù, các phong cách mestizo của các tỉnh lỵ lại nổi bật ở Arequipa, Potosí và La Paz. Vào thế kỷ thứ mười tám, các kiến trúc sư trong vùng đã hướng cảm hứng về nghệ thuật Mudejar của Tây Ban Nha thời trung cổ. Mặt tiền kiểu Baroque mới ở Peru xuất hiện lần đầu tiên tại nhà thờ Our Lady of La Merced, Lima (1697-1704). Tương tự, nhà thờ La Compañia, Quito (1722-65), có bệ thờ khắc chạm và mặt trước được điêu khắc lộng lẫy và rất nhiều salomónica có dạng xoắn ốc.
Về phía Bắc, tỉnh giàu nhất của Tân Tây Ban Nha thế kỷ thứ mười tám đã sản sinh ra một trường phái kiến trúc điên rồ và phung phí gọi là Churrigueresque Tây Ban Nha. Phong cách cực Baroque này đạt điểm đỉnh trong các công trình của Lorenzo Rodriguez, kiệt tác của ông là Sagrario Metropolita tại Mexico City (1749-69). Người ta có thể tìm thấy những hình mẫu của phong cách này tại các tỉnh xa xôi, nơi khai thác mỏ bạc. Ví dụ, điện thờ Ocotlan (bắt đầu được xây dựng vào năm 1745) là thánh đường Baroque vào hàng bậc nhất, mặt trước lợp ngói màu đỏ tươi, tương phản một cách thú vị với những chi tiết trang trí bị dồn lại rất phí phạm ở lối vào chính và những tháp nhỏ ở bên hông.
Thủ phủ thật sự của trường phái Baroque Mehico là Puebla, ở đây, ngành cung cấp loại ngói tráng men vẽ tay sẵn (talavera) và một loại đá xám địa phương đã dẫn đến một loại hình mỹ thuật mang tính cá nhân hóa và cục bộ cao, với đường nét văn hóa rõ rệt của người da đỏ.
Modernisme - Bệnh viện Đa khoa de Sant Pau
*Trường phái tân cổ điển:
Những nguyên lý cơ bản cực kỳ trí tuệ của trường phái Tân cổ điển đã thành công ở Tây Ban Nha hơn là trường phái Baroque diễn cảm hơn nhiều. Trường phái Tân cổ điển ở Tây Ban Nha do viện hàn lâm Nghệ thuật hoàng gia San Fernando, thành lập năm 1752 truyền bá. Nhân vật chính là Juan de Villanueva, người đã đưa cái đẹp và sự kỳ vĩ của Burke vào kiến trúc Tây Ban Nha, tùy theo lịch sử và từng vùng miền. Ông đã xây dựng viện bảo tàng Prado, kết hợp các chương trình- một học viện, một thính phòng và một viện bảo tàng- trong cùng một tòa nhà với ba lối vào cách biệt nhau. Đây chỉ là một phần trong chương trình đầy tham vọng của Charles III, người có dự định biến Madrid thành thủ phủ của Khoa học và Nghệ thuật. Tại một địa điểm rất gần viện bảo tàng, Villanueva cho xây dựng Đài Thiên văn. Ông cũng thiết kế rất nhiều nhà nghỉ mùa hè cho các vị vua ở El Escorial, ở Aranjuez và xây dựng lại Quảng trường lớn ở Madrid, trong số rất nhiều những công trình quan trọng khác. Các học trò của Villanueva, López Aguado và Isidro González Velázquez đã có công truyền bá trường phái Tân cổ điển khắp miền trung đất nước.
*Thế kỷ thứ 19:
*Thuyết chiết trung và phong cách địa phương :
Một công trình quan trọng theo phong cách chiết trung là cung điện Palacio de Comunicaciones de Madrid, do các kiến trúc sư Antonio Palacios và Joaquín Otamendi thiết kế, được khánh thành vào năm 1909.
*Trường phái Tân Mudéjar:
Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, có một trào lưu kiến trúc mới nổi lên ở Madrid, như thể là sự sống lại của trào lưu Mudéjar. Phong cách Tân Mudéjar chẳng bao lâu đã lan đến những nơi khác trong nước. Những kiến trúc sư như Emilio Rodríguez Ayuso xem nghệ thuật Mudéjar như một trường phái Tây Ban Nha độc nhất vô nhị, độc đáo. Họ bắt đầu xây dựng những công trình, sử dụng một số đặc điểm của phong cách ngày xưa, chẳng hạn như khung vòm hình móng ngựa, những chi tiết trang trí bằng gạch có hình dạng trừu tượng cho mặt tiền. Nó trở thành một phong cách xây dựng rất phổ biến không những cho các trường đấu bò tót và các công trình công mà còn cho nhà cửa nói chung, nhờ vào việc sử dụng các vật liệu xây dựng rẻ tiền, chủ yếu là dùng gạch ở bên ngoài. Trường phái Tân Mudéjar thường được kết hợp với các đặc tính của trường phái Tân Gothic.
*Kiến trúc thủy tinh:
*Thế kỷ thứ hai mươi:
*Chủ nghĩa Tân thời Catalan:
Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, khi thành phố Barcelona được phép mở rộng các ranh giới lịch sử, Eixample (lớn hơn thành phố cũ, do Ildefons Cerdá thiết kế) trở thành khu vực bùng nổ hoạt động kiến trúc, được biết dưới cái tên trào lưu Tân thời. Phong trào này ra đời với các phong cách trong quá khứ, với cảm hứng sử dụng các phong cách trong quá khứ và các dạng cơ bản đã được sử dụng, theo cách thức giống hệt như phong cách Nghệ thuật Mới đương đại và các phong trào Jugendstil tại những nơi khác ở châu Âu. Trong số các kiến trúc sư, nổi tiếng nhất là Antoni Gaudí. Công trình của ông tại Barcelona và các nơi khác tại Catalonia, trộn lẫn giữa phong cách kiến trúc truyền thống và cái mới, đây cũng là điềm báo trước cho phong cách kiến trúc hiện đại. Công trình nổi tiếng nhất có lẽ là La Sagrada Família, tòa nhà lớn nhất ở Eixample vẫn chưa hoàn thành xong.
Một trong những kiến trúc sư đáng chú ý của thời kỳ đó là Lluís Domènech i Montaner và Josep Puig i Cadafalch.
*Kiến trúc tân thời:
Năm 1928, việc thành lập nhóm GATCPAC tại Barcelona, theo sau sự thành lập GATEPAC (1930), chủ yếu từ Zaragoza, Madrid, San Sebastián và Bilbao đã tạo ra hai nhóm kiến trúc sư trẻ theo trào lưu tân thời tại Tây Ban Nha. Josep Lluis Sert, Fernando García Mercadal, Jose María de Aizpurúa và Joaquín Labayen và những người khác được tổ chức thành ba nhóm địa phương. Các kiến trúc sư khác khai thác phong cách hiện đại theo quan điểm cá nhân. Casto Fernández Shaw với những công trình mang tính nhìn xa trông rộng, song hầu hết chỉ mới ở trên giấy. Josep Antoni Coderch, kết hợp thiết kế nhà cửa kiểu Địa Trung Hải và những quan niệm mới về phong cách hoặc Luis Gutiérrez Soto đa phần chịu ảnh hưởng của những khuynh hướng Expressionist.
Năm 1929, Hội chợ Thế giới được tổ chức ở Barcelona và sảnh đường Đức do Ludwig Mies van der Rohe thiết kế đã trở thành biểu tượng ngay, pha trộn trường phái đơn giản của Rohe và những khái niệm sự thật vào vật liệu với cách xử lý mặt phẳng trong không gian chịu ảnh hưởng của De Stijl. Mái nhà lớn “treo lơ lửng” dường như không có gì làm tựa.
Trong suốt và sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha và chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha thấy mình bị cô lập về mặt chính trị và kinh tế, song song với ưu tiên của nhà độc tài Franco về “một dạng hào nhoáng cổ điển, quốc hữu và yếu ớt”, phần lớn là để đàn áp lối kiến trúc hiện đại, tiến bộ tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên, một số kiến trúc sư đã xoay sở để cho công trình của mình có được sự tồn tại song song giữa đồng thuận chính trị và sự tiến bộ trong xây dựng, chẳng hạn Gutiérrez Soto, ông quan tâm đến sự phân bố hợp lý các khoảng không gian và hình học topo, nhiều công trình của ông xen kẽ giữa sự hồi sinh lịch sử và hình ảnh theo chủ nghĩa duy lý một cách thoải mái. Những kiệt tác xây dựng của Luis Moya Blanco với những mái vòm bằng gạch rất đáng để ý. Việc chú tâm vào phương pháp xây dựng bằng gạch truyền thống đã đưa ông đến chỗ nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng tiềm tàng của loại vật liệu này trong xu hướng hiện đại.
Suốt những thập kỷ cuối cùng trong đời nhà độc tài Franco, một thế hệ kiến trúc sư mới đã cố sức cứu được di sản của GATEPAC: Alejandro de la Sota là người tiên phong trong lĩnh vực mới này, và những kiến trúc sư trẻ như Francisco Javier Sáenz de Oíza, Fernando Higueras và Miguel Fisac, thường với một ngân sách eo hẹp, đã tiến hành nghiên cứu các bản đúc và các mẫu nhà chung.
Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, thiết kế bởi Frank Gehry
*Trường phái kiến trúc đương đại:
Cái chết của nhà độc tài Franco và sự trở lại của nền dân chủ đã đem lại tinh thần lạc quan mới trong lĩnh vực kiến trúc cho Tây Ban Nha vào cuối những năm bảy mươi và tám mươi. Phong cách địa phương đã trở thành trường phái tư tưởng chiếm ưu thế đối với cách kiến trúc nghiêm túc. Tiền chảy vào từ quỹ của EU, từ ngành du lịch và từ nền kinh tế thịnh vượng đã củng cố và góp phần ổn định nền tảng kinh tế Tây Ban Nha, đem lại điều kiện thuận lợi cho ngành kiến trúc nước này. Một thế hệ kiến trúc sư mới đã nổi lên, trong số đó có Enric Miralles, Carme Pinós và kiến trúc sư/kỹ sư Santiago Calatrava. Năm 1992, thế vận hội Olympic Barcelona và hội chợ thế giới ở Seville đã nâng cao uy tín của Tây Ban Nha trên trường quốc tế, đến mức nhiều kiến trúc sư từ các nước suy thoái kinh tế, đã chuyển đến Tây Ban Nha tham dự vào quá trình bùng nổ này. Để công nhận vị trí đầu của Barcelona trong lĩnh vực kiến trúc, năm 1999, viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh đã trao tặng huy chương vàng hoàng gia cho Barcelona. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, giải thưởng được trao cho một thành phố. Bilbao đã hấp dẫn được tổ chức Solomon R. Guggenheim để họ xây dựng một phòng triển lãm mới, mở cửa năm 1997. Được Frank Gehry thiết kế theo phong cách deconstructivist (Deconstructivist là một trường phái kiến trúc hậu hiện đại, bắt đầu vào cuối những năm 1980. Đặc điểm là ý tưởng về sự phân mảnh, quan tâm đến việc vận dụng những ý tưởng về bề mặt hay lớp ngoài của kết cấu, hình dạng không thẳng dùng để bóp méo hoặc dời chỗ một số yếu tố kiến trúc, chẳng hạn kết cấu và vỏ bọc). Viện bảo tàng Guggenheim ở Bilbao trở nên nổi tiếng thế giới và chỉ một mình công trình này thôi đã nâng cao vị thế của thành phố Bilbao trên trường quốc tế. Sự thành công của một viện bảo tàng và việc xây dựng côngtrình kiến trúc hình tượng trong các thành phố để nâng cao uy tín trên trường quốc tế đã trở thành một chiến lược quy hoạch đô thị được công nhận được biết dưới cái tên “hiệu ứng Bilbao”.
Ciutat de les Arts i les Ciències ở Valencia
*Các kiến trúc sư Tây Ban Nha nổi tiếng vào thế kỷ thứ 20:
Năm 2006, cổng 4 của phi trường Barajas do Richard Rogers và Antonio Lamela thiết kế đã đoạt được giải thưởng Stirling của Anh. Torre Agbar hay tháp Agbar là một tòa nhà chọc trời tại Barcelona do kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel thiết kế. Tòa nhà cao 144,4 mét, gồm 38 tầng, 4 level ngầm. Thiết kế của nó kết hợp một số khái niệm kiến trúc khác nhau, tạo thành một công trình ấn tượng, nổi bật với bê tông gia cố, mặt tiền bao bằng kính, có hơn 4.400 cửa sổ mở ra.
Thính phòng Tenerife, thiết kế của Santiago Calatrava
*Kiến trúc bản địa:
Nhờ vào sự khác biệt về địa hình và khí hậu trên khắp cả nước, kiến trúc bản địa cũng cho thấy có sự đa dạng rất lớn. Đá vôi, đất sét (nung hoặc chưa nung), đá phiến, đá granite, gỗ, cỏ, được sử dụng ở những vùng khác nhau, phân bố và kết cấu khác nhau phần lớn tùy thuộc vào phong tục, tập quán từng vùng miền. Một số những công trình này là nhà ở (chẳng hạn như cortijo, carmen, barraca, caserío, pazo, alqueríacarmen, barraca, caserío, pazo, alquería).
Nền Văn Minh Hy Lạp
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền. Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á.
Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt. Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte - Σπάρτη), đồng (ở đảo Kypros - Κύπρος), vàng (ở Thrace - Θράκη) và bạc (ở Attike - Αττική). Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm. Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sủ cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống. Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos, đến khi La Mã xuất hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen. Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.
Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận (Ảnh: flickr)
Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).
Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm ba giai đoạn:
• Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3, gần như còn rất ít dấu vết.
• Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)
• Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:
• Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN)
• Thời kỳ Cổ điển (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)
• Thời kỳ Hy Lạp hóa, (năm 323 TCN đến 146 TCN)
Thời kỳ hậu Hy Lạp chính thống:
• Thời kỳ Roma (năm 146 TCN đến 330)
• Thời kỳ Đế chế Byzantine (330 đến 1453)
Phụ nữ thời văn minh Mycenaean (Ảnh: flickr)
Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
Văn học Hy Lạp
Ngôn ngữ và chữ viết Hy Lạp
Văn học kinh điển Hy Lạp cổ
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, Iliad và Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι) và Theogonia (Θεογονία).
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demetra, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...
Nữ thần nông nghiệp Demetra (Ảnh: flickr)
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài1, về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: Aeschylus (Αἰσχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troy.
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus (Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới. Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon và Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.
Sử học Hy Lạp
Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus (Ἡρόδοτος) và Thukydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon (Ξενοφῶν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN. Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đế là Timaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus, Appian của Alexandria, Lucius Flavius Arrianus và Plutarch. Thời kỳ của các tác phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.
Nghệ thuật
Một bức tranh dưới thời Mycenae - "Dame de Mycènes" (Ảnh: wikipedia)
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả. Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron. Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.
Người đánh xe ngựa của Delphi, bảo tàng khảo cổ học Delphi, một trong những tác phẩm điêu khác vĩ đại có niên đại 470 TCN (Ảnh: wikipedia)
ền văn minh Hy Lạp (phần 2)
Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan tỏa, thắm đượm tính chất huyền thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát. Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.
Krater (bát lớn), thế kỷ 12 TCN (Ảnh: wikipedia)
Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng. Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau này.
Triết học Hy Lạp cổ
Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm.
• Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Thales, Heracleitus, Democritus...
• Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platon, Aristotle...
Ẩm thực Hy Lạp cổ
Bức tranh ẩm thực Hy Lạp cổ đại phản ánh như là đặc tính tiết kiệm, chính là đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, bởi vì nông nghiệp thực sự không thuận lợi cho khu vực này. Các món ăn truyền thống như, bánh mì, dầu ôliu và rượu. Ngoài những thực phẩm chính trên, người Hy Lạp cổ đại còn các thực phẩm như: trái cây và các loại rau, thịt và cá, sữa dê, mật ong... Những dụng cụ dùng để chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày cũng như cất giữ thực phẩm của người Hy Lạp cổ đại được xem là tuyệt đẹp và có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật châu Âu nhiều thế kỷ sau này và cho đến tận ngày nay.
Ẩm thực thường ngày của cư dân Hy Lạp cổ đại thường có các bữa như sau:
• Điểm tâm (ἀκρατισμός / akratismós) là bánh mì cùng với rượu, đôi khi có thêm trái sung và một ít quả ôliu.
• Ăn nhẹ (ἄριστον / ariston)2.
• Bữa chính (δεῖπνον / deĩpnon), là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thường vào buổi tối, hay hoàng hôn.
Bức tượng miêu tả một người đàn bà nhào bột làm bánh mì có niên đại 500-475 TCN (Ảnh: wikipedia)
Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voi và vàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Phế tích một khu huấn luyện ở Olympia, Hy Lạp (Ảnh: wikipedia)
Thành tựu y học Hy Lạp cổ
Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thuỷ. Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng của bệnh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.
Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.
Hippocrates (Ảnh: flickr)
Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
• Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ
• Mại dâm dưới thời Hy Lạp cổ
• Đồng tính nam dưới thời Hy Lạp cổ
Toán, lý học Hy Lạp cổ
Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales, người đã đưa ra định lí Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).
Luật pháp và tổ chức nhà nước
Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại. Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Solon, Cleisthenes và Pericles. Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Draco, bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).
Chú thích
1. ▲ Những nhà hát lớn có tới 44.000 chỗ ngồi ở Megalopolis, 17.000 chỗ ngồi như ở trong Athena chứng tỏ vai trò và ý nghĩa của kịch trong đời sống
2. ▲ Thường ăn vào buổi trưa hoặc bất kỳ khi nào trong ngày
Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt. Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte - Σπάρτη), đồng (ở đảo Kypros - Κύπρος), vàng (ở Thrace - Θράκη) và bạc (ở Attike - Αττική). Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm. Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sủ cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống. Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos, đến khi La Mã xuất hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen. Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.
Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận (Ảnh: flickr)
Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).
Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm ba giai đoạn:
• Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3, gần như còn rất ít dấu vết.
• Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)
• Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:
• Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN)
• Thời kỳ Cổ điển (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)
• Thời kỳ Hy Lạp hóa, (năm 323 TCN đến 146 TCN)
Thời kỳ hậu Hy Lạp chính thống:
• Thời kỳ Roma (năm 146 TCN đến 330)
• Thời kỳ Đế chế Byzantine (330 đến 1453)
Phụ nữ thời văn minh Mycenaean (Ảnh: flickr)
Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
Văn học Hy Lạp
Ngôn ngữ và chữ viết Hy Lạp
Văn học kinh điển Hy Lạp cổ
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, Iliad và Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι) và Theogonia (Θεογονία).
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demetra, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...
Nữ thần nông nghiệp Demetra (Ảnh: flickr)
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài1, về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: Aeschylus (Αἰσχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troy.
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus (Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới. Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon và Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.
Sử học Hy Lạp
Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus (Ἡρόδοτος) và Thukydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon (Ξενοφῶν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN. Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đế là Timaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus, Appian của Alexandria, Lucius Flavius Arrianus và Plutarch. Thời kỳ của các tác phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.
Nghệ thuật
Một bức tranh dưới thời Mycenae - "Dame de Mycènes" (Ảnh: wikipedia)
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả. Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron. Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.
Người đánh xe ngựa của Delphi, bảo tàng khảo cổ học Delphi, một trong những tác phẩm điêu khác vĩ đại có niên đại 470 TCN (Ảnh: wikipedia)
ền văn minh Hy Lạp (phần 2)
Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan tỏa, thắm đượm tính chất huyền thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát. Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.
Krater (bát lớn), thế kỷ 12 TCN (Ảnh: wikipedia)
Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng. Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau này.
Triết học Hy Lạp cổ
Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm.
• Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Thales, Heracleitus, Democritus...
• Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platon, Aristotle...
Ẩm thực Hy Lạp cổ
Bức tranh ẩm thực Hy Lạp cổ đại phản ánh như là đặc tính tiết kiệm, chính là đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, bởi vì nông nghiệp thực sự không thuận lợi cho khu vực này. Các món ăn truyền thống như, bánh mì, dầu ôliu và rượu. Ngoài những thực phẩm chính trên, người Hy Lạp cổ đại còn các thực phẩm như: trái cây và các loại rau, thịt và cá, sữa dê, mật ong... Những dụng cụ dùng để chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày cũng như cất giữ thực phẩm của người Hy Lạp cổ đại được xem là tuyệt đẹp và có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật châu Âu nhiều thế kỷ sau này và cho đến tận ngày nay.
Ẩm thực thường ngày của cư dân Hy Lạp cổ đại thường có các bữa như sau:
• Điểm tâm (ἀκρατισμός / akratismós) là bánh mì cùng với rượu, đôi khi có thêm trái sung và một ít quả ôliu.
• Ăn nhẹ (ἄριστον / ariston)2.
• Bữa chính (δεῖπνον / deĩpnon), là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thường vào buổi tối, hay hoàng hôn.
Bức tượng miêu tả một người đàn bà nhào bột làm bánh mì có niên đại 500-475 TCN (Ảnh: wikipedia)
Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voi và vàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Phế tích một khu huấn luyện ở Olympia, Hy Lạp (Ảnh: wikipedia)
Thành tựu y học Hy Lạp cổ
Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thuỷ. Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng của bệnh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.
Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.
Hippocrates (Ảnh: flickr)
Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
• Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ
• Mại dâm dưới thời Hy Lạp cổ
• Đồng tính nam dưới thời Hy Lạp cổ
Toán, lý học Hy Lạp cổ
Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales, người đã đưa ra định lí Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).
Luật pháp và tổ chức nhà nước
Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại. Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Solon, Cleisthenes và Pericles. Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Draco, bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).
Chú thích
1. ▲ Những nhà hát lớn có tới 44.000 chỗ ngồi ở Megalopolis, 17.000 chỗ ngồi như ở trong Athena chứng tỏ vai trò và ý nghĩa của kịch trong đời sống
2. ▲ Thường ăn vào buổi trưa hoặc bất kỳ khi nào trong ngày
Nền Văn Minh La Mã
Nền văn minh La Mã gắn chặt với địa danh Địa Trung Hải. Bán đảo Italia dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc ngăn cách với châu Âu. Bán đảo Italia trên bản đồ như một chiếc ủng, bao bọc ba mặt là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicilia, phía Tây là đảo Corsica và đảo Sardinia.
Bán đảo Italia có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền văn minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sông Po, Trung Italia và đảo Sicilia cùng với khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Italia cũng là nơi có lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu với các nền văn minh khác trong vùng.
Nền văn minh La Mã là nơi khá sớm có con người cư trú, có thể khẳng định vào loại sớm nhất với lục địa châu Âu. Bán đảo Italia là nơi hội tụ của các nền văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Mặc dù sự cực thịnh của nền văn minh La Mã không được các nhà nghiên cứu đánh giá sớm hơn các nền văn minh lân cận, như nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh Tây Á nhưng lại phát triển rực rỡ và cực thịnh.
Từ thời đồ đá cũ đã xuất hiện những cư dân sống ở bán đảo. Thời kỳ này, sự di cư của các cư dân từ các lục địa vào bán đảo Italia và bị cách biệt với phần còn lại của châu Âu bởi dãy núi Alpes nên việc giao lưu gần như bắt buộc với các nền văn minh khác quanh biển Địa Trung Hải. Cư dân của La Mã tương đối thuần nhất do phạm vi hẹp và tương tự một ốc đảo ở Nam châu Âu, được gọi chung là người Italia.
Quá trình phát triển của nền văn minh La Mã
Lược sử
Lịch sử của La Mã có thể được chia ra thành ba thời kỳ chính như sau:
• Thời kỳ cổ đại Estrusque, Từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 4 TCN
Ở thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa thống nhất và phân chia tranh dành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau. Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền Nam Italia ngày nay.
• Thời kỳ Cộng hòa La Mã, (từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 TCN
Thời kỳ này hình thành một nhà nước cộng hòa tại Roma mà về sau ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây Phương, và cho đến ngày nay vẫn còn giá trị.
• Thời kỳ Đế quốc La Mã (Từ thế kỷ thứ 1 TCN đến năm 476)
Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc La Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần lượt các vùng lãnh thổ như, Hy Lạp (146 TCN), cùng với lãnh thổ Tiểu Á, Syria, Phoenecie, Palestine và Ai Cập bị sát nhập vào Đế quốc La Mã. Trong thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã được xây dựng và để lại cho đến ngày nay, như Londinium, (London ngày nay), Lucdium, (Lion ngày nay), Cologne, Strasburg, Vienna...
Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có nhiều tranh dành quyền lực và suy yếu. Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên ngoài xâm nhập và Đế quốc La Mã bị chia hai: Tây La Mã và Đông La Mã (gọi là Đế chế Byzantine). Tây La Mã bị sụp đổ vào năm 476; và Đế chế Byzantine bị sụp đổ vào năm 14531.
Xã hội
Cuộc sống của các cư dân La Mã cổ đại được xác định quanh các thành phố như thành phố Roma. Thành phố có một số lượng khổng lồ các công trình xây dựng như là Colosseum, diễn đàn của hoàng đế Trajan và đền thờ các vị thần (Pantheon). Trên thành phố Roma cổ có các vòi nước uống tươi mát được cung cấp thường xuyên bởi những hệ thống dẫn nước dài hàng trăm dặm, các rạp hát, khu thể thao lớn, tổ hợp các phòng tắm phức hợp với thư viện và khu mua sắm, khu chợ lớn, cùng với các khu vực sản xuất hàng hóa. Trên lãnh thổ của La Mã, các kiến trúc về nhà ở rất đa dạng, từ những căn nhà đơn giản cho đến các biệt thự quý tộc. Bên trong thủ đô Roma của La Mã cổ đại, là nơi ở của hoàng đế nằm ở trên ngọn đồi thoáng mát, Palatene, có lẽ từ palace bắt nguồn từ đây. Các tầng lớp cư dân từ trung xuống thấp, sống trong thành phố thì sống trong những căn hộ nhiều người, trông giống như nhiều khu dân cư thời hiện nay.
Chính phủ
Thời kỳ đầu, Roma được điều hành bởi các vị vua được bầu chọn. Các yêu cầu về năng lực của vua chưa được rõ ràng; ông ta có thể nắm giữ quyền lực gần như độc đoán, hoặc chỉ đơn thuần như một thủ tướng của nghị viện và dân tộc. Ít nhất trong lực lượng quân đội, quyền uy của nhà vua là tuyệt đối. Hơn nữa, vua cũng là lãnh tụ tôn giáo. Để tăng thêm quyền lực của vua, có ba bộ phận hành chính: Nghị viện là nơi tham vấn chính cho vua; Hội đồng Curiata có thể ủng hộ và phê chuẩn các luật lệ mà vua đề xuất; Hội đồng Calata là tập hợp các lãnh đạo tôn giáo của dân chúng nhằm chứng thực hành động đúng, lắng nghe thông cáo và biểu thị sự hăng hái và lên kế hoạch cho ngày hội của tháng tiếp theo.
Sự cạnh tranh quyền lực của nền cộng hòa La Mã thể hiện một cách cai trị đặc sắc của một thể chế chính trị dân chủ. Truyền thống pháp luật La Mã chỉ được thông qua bởi sự bỏ phiếu tín nhiệm của nhân dân (Hội đồng Tributa). Tương tự vậy, ứng cử viên cho chức vụ công thì phải thực hiện bầu cử của dân chúng. Tuy nhiên, Nghị viện La Mã được xem như là nơi tập trung cao nhất của quyền lực, tập hợp các cố vấn chính. Nền Cộng hòa La Mã nắm giữ quyền lực to lớn (auctoritas), nhưng thực tế lại không có quyền làm luật; nó được hiểu như là một nhóm cố vấn. Tuy nhiên, giống Nghị viện, bản thân các nghị viên là những cá nhân rất có thế lực, gây khó khăn rất lớn cho các quyết định chung của Nghị viện. Một nghị viên mới phải được chọn trong rất nhiều gia đình quyền thế bởi nhân viên kiểm duyệt (censura), người mà có quyền loại bỏ một nghị viên khỏi Nghị viện, nếu phát hiện thấy nghị viên nào có biểu hiện "mất phẩm chất"; lý do để thay đổi có thể bao gồm cả tội hối lộ (đút lót), hay theo như luật dưới thời Cato Già thì một nghị sĩ bị buộc phải sa thải khi ôm vợ người khác ở chốn công đường.
Luật pháp
Nguồn gốc của điều cơ bản luật pháp và thực tiễn của La Mã có thể chỉ ra luật của 12 chương mục (từ 449 TCN) cho đến những lật lệ của Hoàng dế Justinian I (khoảng 530). Luật pháp của La Mã như là các luật lệ của Justinian, bởi vì nó là cơ sở lý luận và thực tiễn trong thời kỳ Đế chế Byzantine và trong lục địa Tây Âu, và được tiếp tục ở các thời kỳ về sau, cho đến tận thời kỳ thế kỷ 18 của rất nhiều quốc gia.
Luật pháp của La Mã gồm 3 phần chính:
• Ius Civile, hay "công luật", áp dụng cho tất cả công dân La Mã và chức vị Praetor Urbanus có trách nhiệm áp dụng luật này,
• Ius Gentium, hay "luật quốc tế", áp dụng cho tất cả các người ngoại quốc trong các trường hợp họ tiếp xúc với các công dân La Mã và chức vị Praetor Peregrinus có trách nhiệm áp dụng luật này.
• Ius Naturale, hay "luật tự nhiên", bao gồm tất cả các luật trong tự nhiên và được xem như áp dụng cho tất cả mọi người
Kinh tế
• Đế chế La Mã cai trị một vùng lãnh thổ to lớn, cùng với một lượng khổng lồ về tài nguyên thiên và con người. Vốn dĩ, nền kinh tế của La Mã chủ yếu dựa trên nền tảng là nông nghiệp và thương mại. Nông nghiệp phát triển kéo theo thương mại phát triển đã làm thay đổi bán đảo Italia, vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, những người tiểu điền chủ có thể sở hữu những điền trang nho và ôliu rộng lớn. Những tiểu điền chủ không đủ khả năng gây bất ổn về giá cả bởi, Đế chế La Mã đã sát nhập thêm Ai Cập, Sicilia và Tunisia trở thành các chư hầu cung cấp sản vật. Hàng hóa xuất trở lại từ Roma là dầu ôliu và rượu vang.
• Kỹ nghệ và chế tạo đồ dùng với mức hoạt động khá nhỏ, nhưng khá nhộn nhịp là các công việc khai mỏ và khai thác đá xây dựng, tùy theo mức độ xây dựng vào mỗi triều đại khác nhau. Mức độ sản xuất chỉ có các xí nghiệp nhỏ với vài chục lao động. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng cũng có những xí nghiệp lên đến hàng trăm người.
• Một số nhà viết sử, như Peter Temin, mô tả sự phát triển kinh tế của thời kỳ khởi đầu của La Mã đã thúc đẩy các kỹ nghệ khác và nghệ thuật phát triển, đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ lên kinh tế thời Phục Hưng và về sau này của châu Âu.
Phân tầng giai cấp
Xã hội La Mã có phân biệt một cách rõ rệt về trật tự, với nô lệ (servi) ở đáy của xã hội, những người tự do (liberi) ở lớp trên, và trên cùng của xã hội là các cư dân thành thị tự do (civês). Các cư dân thành thị tự do luôn được xem là những công dân hạng ưu và phân biệt xa cách với các giai cấp khác trong xã hội.
Gia đình
• Đơn vị cơ bản của xã hội La Mã là các tiểu lâu đài (households) và gia đình (families). Tiểu lâu đài bao gồm người đứng đầu, cha (người bố của gia đình), mẹ, các trẻ em, và những người có quan hệ khác. Ở tầng lớp cao hơn, thì nô lệ và đầy tớ luôn luôn là bộ phận của tiểu lâu đài. Người đứng đầu tiểu lâu đài có một quyền lực rất lớn với những người sống cùng với ông ta: ông ta có thể quyết định cưới hay tách ly (ly hôn), bán trẻ làm nô lệ, yêu sách về tài sản, có quyền định đoạt cuộc sống của thành viên dưới quyền2.
• Patria potestas là một khái niệm mở rộng với những người đàn ông (con trai trưởng thành) đối với lâu đài của ông ta sinh sống. Người con gái, bắt buộc phải chịu sự điều hành và cai quản của gia đình bên chồng mình3.
• Tập hợp của các tiểu lâu đài có liên hệ tạo nên một gia đình (gens)4. Gia đình luôn là nền tảng trên quan hệ huyết thống (hoặc con nuôi được thừa nhận), nhưng thực chất chính là liên minh về quản trị và kinh tế. Đặc biệt, trong thời kỳ Cộng Hòa Roman, có một số gia đình siêu quyền thế, thường tham gia vào công việc chính trị của đế chế.
• Dưới thời La Mã việc sử dụng các đám cưới được xem trọng như một hình thức củng cố hoặc tìm kiếm mối liên kết về đồng minh hơn là sự lãng mạn của tình yêu, đặc biệt đối với giai cấp quyền thế. Người cha luôn có ý tìm chồng cho con gái của mình khi cô con gái bước vào tuổi từ 12 đến 14 tuổi. Người chồng luôn được gặp gỡ thường xuyên với cô dâu trước ngày cưới. Trong khi, những người con gái của gia đình quyền thế có xu hướng lấy chồng sớm, thì con gái của tầng lớp dưới thường kết hôn muộn hơn5.
Giáo dục
Phác thảo nhân khẩu từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 1 CN
Những thành tựu văn hóa
Ngôn ngữ
Bản khắc có từ thế kỷ 6 TCN được xem như nguồn gốc chữ viết của La Mã (Ảnh: wikipedia)
Ngôn ngữ chính thức của La Mã là Latin, thuộc nhóm gốc Ý của hệ Ấn-Âu. Với bảng mẫu tự chữ cái trên cơ sở của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy vậy, bảng chữ cái Latin lại có đời sống rộng rãi và trường tồn cùng với các bước phát triển văn học. Ngôn ngữ Latin được xem như là thứ ngôn ngữ của sự tao nhã, lãng mạn và được phát triển lên một tầm cao mới vào thế kỷ 1 TCN. Thực tế, ngôn ngữ của Đế quốc La Mã là thứ tiếng Latin dân dã (vulgar Latin), khác nhiều với ngôn ngữ Latin kinh điển ở ngữ pháp và từ vựng và cách phát âm.
Tôn giáo
Thần thoại cổ xưa của La Mã có đặc điểm rằng các thần không ngự trị ở đỉnh cao mà có yếu tố kết hợp giữa thần thánh và con người. Không giống như thần thoại Hy Lạp, người La Mã không thần thánh hóa các thần, mà có thể hình dung như những siêu tục. Người La Mã luôn tin tưởng trong mỗi con người, địa thế, đồ vật đều có một thần bản mệnh của chính nó, kiểu như là linh hồn. Đến thời Cộng hòa La Mã, tôn giáo là sự tuân phục của hệ thống các thầy tu, thầy tế bề trên, mà họ là những người nắm giữ các vị trí ở Nghị viện La Mã. Các trường dòng ở Roma có một vị trí quan trọng, ở đó các Đại Giáo chủ nắm giữ quyền lực lớn nhất. Các giáo chủ nắm giữ việc thờ cúng các vị thần khác nhau, nhằm tạo niềm tin được che chở. Dưới thời Đế quốc La Mã, hoàng đế là người nắm giữ mệnh lệnh của các thần, và có quyền thờ cúng để tăng thêm sức mạnh, quyền uy.
Kết hợp với tín ngưỡng của Hy Lạp cổ đại, các thần La Mã cũ được tăng thêm sức mạnh từ các thần Hy Lạp. Theo cách này, thần Jupiter là cách hiểu của sự chuyển tải từ vị thần Zeus, thần Mars (vị thần của chiến tranh) là thần Ares và Neptune (thần của biển) là thần Poseidon.
Dưới sự cai trị của La Mã, rất nhiều dân tộc khác nhau cũng hình thành các tín ngưỡng và tôn giáo khác, như tín ngưỡng Ai Cập, tín ngưỡng Tây Á đa dạng. Đến thế kỷ thứ 2, đạo Cơ Đốc bắt đầu lan tỏa vào Đễ quốc La Mã, có sự hiềm khích và xung đột. Đạo Cơ Đốc bắt đầu được công nhận chính thức dưới thời Constantine I, và tất cả các đạo khác chống đối đạo Cơ Đốc bị cấm ở Đế chế vào năm 391 bằng sắc lệnh của Hoàng đế Theodosius I.
Hội họa, văn học và âm nhạc
Bức tượng có niên đại năm 204-222 (Ảnh: wikipedia)
Có rất nhiều thể loại hội họa của thời kỳ đầu La Mã chịu ảnh hưởng theo lối thời Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, hội họa Hy Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi phẩm mang lại. Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bức tranh phong cảnh của các họa sỹ Hy Lạp.
Nghệ thuật điêu khắc của La Mã thể hiện những người trai trẻ với vẻ đẹp cân đối cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm.
Văn học Latin chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Hy Lạp cổ đại. Một số tác phẩm thời kỳ Đế quốc La Mã thể hiện bằng các thiên anh hùng ca về chiến thắng vĩ đại của Đế chế. Dưới thời nền Cộng hòa mở rộng, bắt đầu xuất hiện các thể loại như, thi ca, kịch nói, sử học và bi kịch.
Thể thao và các hoạt động
Ở các thành phố cổ của La Mã có một nơi gọi là campus, là nơi để các binh sỹ tập luyện, thường gần khu vực có sông Tiber. Về sau, campus trở thành các trường đua của La Mã và khu vực hoạt động thể thao, nơi mà có Julius Caesar và Augustus thường hay lui tới. Bắt chước campus ở Roma, nhiều khu vực thuộc doanh trại quân đội cũng thực hiện xây dựng các khu vực như thế.
Tại các campus, các chàng trai trẻ của cư dân lân cận bị thu hút đến rèn luyện và thi đấu, ở đó có các môn về nhảy, đấu vật, đấm box và đua ngựa. Môn đua ngựa, ném lao và bơi lội là những môn luôn được ưa thích hơn cả. Ở các miền quê, những trò câu cá và đi săn ngự trị. Phụ nữ không mấy khi tham gia vào các trò chơi của cánh đàn ông. Chơi bóng là trò chơi được ưa chuộng, và ở La Mã có rất nhiều người chơi bóng, bao gồm có bóng ném (Expulsim Ludere), khúc côn cầu trên cỏ và một vài trò chơi từ bóng đá.
Một thú chơi được ưa thích là các cuộc tranh tài của các đấu sỹ. Các đấu sỹ chiến đấu với nhau một mất một còn với các loại vũ khí và trong các kịch bản cũng rất khác nhau. Một cuộc đấu nổi tiếng về sự can đảm và được nhiều người nhớ đến đó là dưới thời Hoàng đế Claudius. Các cuộc trình diễn mãnh thú cũng được ưa chuộng ở La Mã, các mãnh thú có nguồn gốc bên ngoài cũng được tham gia trình diễn hoặc tham gia trận đấu. Một người tù hay một đấu sỹ sẽ phải tự bảo vệ mạng sống của mình và được phóng thích nếu chiến thắng trong cuộc đấu với mãnh thú.
Khoa học ứng dụng
Niềm kiêu hãnh về công nghệ của La Mã được thể hiện ở rất nhiều công trình khoa học ứng dụng mà về sau này các nhà khoa học còn kinh ngạc khi nghiên cứu. Nhiều công trình bị hư hại hoặc biến mất, nhưng ngày nay vẫn còn nhiều chứng cứ và vết tích chỉ cho ta thấy mức độ to lớn và giá trị khoa học của chúng. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học nổi tiếng về các nền văn minh khác nhau cho rằng công nghệ của nền văn minh La Mã thiếu tính sáng tạo và tiên tiến. Một báo cáo khoa học mới đây là một khích lệ hiếm có; Xã hội Roma với đích đến là kết nối các chiến binh, những người mà phải cai trị đất nước có tư tưởng rộng lớn, và luật Roma soạn ra không chú trọng đến điều sở hữu trí tuệ hoặc khuyến khích phát minh. Khái niệm về khoa học và công nghệ thực tế không tồn tại khi đó, sự tiến bộ luôn luôn lấy nền tảng từ thủ công, với một nhóm thợ thủ công luôn hiềm khích và ganh tị với công nghệ mới giống như bí mật trong thương mại. Tuy nhiên, một vài công nghệ bảo vệ tính mạng (trong chiến đấu) lại được người La Mã chú trọng và phát triển khá tốt, góp phần bảo vệ sức mạnh cai trị của La Mã và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến châu Âu sau này. Kỹ nghệ La Mã được thực hiện trong một không gian rộng lớn của trên một tầm cao mới và có kế thừa, đã góp phần xây dựng hàng trăm con đường, cây cầu, hệ thống dẫn nước, các phòng tắm, rạp hát và các đấu trường. Rất nhiều các công trình, ví dụ như đấu trường Colosseum, Pont du Gard và Pantheon, vẫn còn đứng vững làm chứng tích cho công nghệ và văn hóa Roma.
Kiến trúc xây dựng
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hy Lạp đương thời. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường phái La Mã và Hy Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La Mã vay mượn cứng nhắc sự chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hy Lạp. Ngoài ra từ hai kiểu cột mới là kiến trúc hỗn hợp và kiểu Tuscan, một nữa là kiểu mái vòm với phong cách từ Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La Mã.
Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, mà nguồn xi măng đã thay thế cho đá cẩm thạch giống như các thủ phủ Roma được xây dựng bằng vật liệu này và công nhận cho nhiều các xây dựng kiến trúc khác. Đồng thời ở thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện ra chúng. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.
Ghi chú
1. ▲ Almanach những nền văn minh thế giới, Tr. C.N. 644
2. ▲ tuy nhiên gần đây vẫn còn bàn cãi về điều này
3. ▲ Đôi khi vẫn có ngoại lệ, do quyền thế của gia đình mình mà được đối xử tương đối tốt
4. ▲ Ở Á Đông gọi là một họ
5. ▲ Scullard 1982, chapters I-IV
Bán đảo Italia có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền văn minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sông Po, Trung Italia và đảo Sicilia cùng với khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Italia cũng là nơi có lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu với các nền văn minh khác trong vùng.
Nền văn minh La Mã là nơi khá sớm có con người cư trú, có thể khẳng định vào loại sớm nhất với lục địa châu Âu. Bán đảo Italia là nơi hội tụ của các nền văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Mặc dù sự cực thịnh của nền văn minh La Mã không được các nhà nghiên cứu đánh giá sớm hơn các nền văn minh lân cận, như nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh Tây Á nhưng lại phát triển rực rỡ và cực thịnh.
Từ thời đồ đá cũ đã xuất hiện những cư dân sống ở bán đảo. Thời kỳ này, sự di cư của các cư dân từ các lục địa vào bán đảo Italia và bị cách biệt với phần còn lại của châu Âu bởi dãy núi Alpes nên việc giao lưu gần như bắt buộc với các nền văn minh khác quanh biển Địa Trung Hải. Cư dân của La Mã tương đối thuần nhất do phạm vi hẹp và tương tự một ốc đảo ở Nam châu Âu, được gọi chung là người Italia.
Quá trình phát triển của nền văn minh La Mã
Lược sử
Lịch sử của La Mã có thể được chia ra thành ba thời kỳ chính như sau:
• Thời kỳ cổ đại Estrusque, Từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 4 TCN
Ở thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa thống nhất và phân chia tranh dành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau. Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền Nam Italia ngày nay.
• Thời kỳ Cộng hòa La Mã, (từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 TCN
Thời kỳ này hình thành một nhà nước cộng hòa tại Roma mà về sau ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây Phương, và cho đến ngày nay vẫn còn giá trị.
• Thời kỳ Đế quốc La Mã (Từ thế kỷ thứ 1 TCN đến năm 476)
Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc La Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần lượt các vùng lãnh thổ như, Hy Lạp (146 TCN), cùng với lãnh thổ Tiểu Á, Syria, Phoenecie, Palestine và Ai Cập bị sát nhập vào Đế quốc La Mã. Trong thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã được xây dựng và để lại cho đến ngày nay, như Londinium, (London ngày nay), Lucdium, (Lion ngày nay), Cologne, Strasburg, Vienna...
Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có nhiều tranh dành quyền lực và suy yếu. Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên ngoài xâm nhập và Đế quốc La Mã bị chia hai: Tây La Mã và Đông La Mã (gọi là Đế chế Byzantine). Tây La Mã bị sụp đổ vào năm 476; và Đế chế Byzantine bị sụp đổ vào năm 14531.
Xã hội
Cuộc sống của các cư dân La Mã cổ đại được xác định quanh các thành phố như thành phố Roma. Thành phố có một số lượng khổng lồ các công trình xây dựng như là Colosseum, diễn đàn của hoàng đế Trajan và đền thờ các vị thần (Pantheon). Trên thành phố Roma cổ có các vòi nước uống tươi mát được cung cấp thường xuyên bởi những hệ thống dẫn nước dài hàng trăm dặm, các rạp hát, khu thể thao lớn, tổ hợp các phòng tắm phức hợp với thư viện và khu mua sắm, khu chợ lớn, cùng với các khu vực sản xuất hàng hóa. Trên lãnh thổ của La Mã, các kiến trúc về nhà ở rất đa dạng, từ những căn nhà đơn giản cho đến các biệt thự quý tộc. Bên trong thủ đô Roma của La Mã cổ đại, là nơi ở của hoàng đế nằm ở trên ngọn đồi thoáng mát, Palatene, có lẽ từ palace bắt nguồn từ đây. Các tầng lớp cư dân từ trung xuống thấp, sống trong thành phố thì sống trong những căn hộ nhiều người, trông giống như nhiều khu dân cư thời hiện nay.
Chính phủ
Thời kỳ đầu, Roma được điều hành bởi các vị vua được bầu chọn. Các yêu cầu về năng lực của vua chưa được rõ ràng; ông ta có thể nắm giữ quyền lực gần như độc đoán, hoặc chỉ đơn thuần như một thủ tướng của nghị viện và dân tộc. Ít nhất trong lực lượng quân đội, quyền uy của nhà vua là tuyệt đối. Hơn nữa, vua cũng là lãnh tụ tôn giáo. Để tăng thêm quyền lực của vua, có ba bộ phận hành chính: Nghị viện là nơi tham vấn chính cho vua; Hội đồng Curiata có thể ủng hộ và phê chuẩn các luật lệ mà vua đề xuất; Hội đồng Calata là tập hợp các lãnh đạo tôn giáo của dân chúng nhằm chứng thực hành động đúng, lắng nghe thông cáo và biểu thị sự hăng hái và lên kế hoạch cho ngày hội của tháng tiếp theo.
Sự cạnh tranh quyền lực của nền cộng hòa La Mã thể hiện một cách cai trị đặc sắc của một thể chế chính trị dân chủ. Truyền thống pháp luật La Mã chỉ được thông qua bởi sự bỏ phiếu tín nhiệm của nhân dân (Hội đồng Tributa). Tương tự vậy, ứng cử viên cho chức vụ công thì phải thực hiện bầu cử của dân chúng. Tuy nhiên, Nghị viện La Mã được xem như là nơi tập trung cao nhất của quyền lực, tập hợp các cố vấn chính. Nền Cộng hòa La Mã nắm giữ quyền lực to lớn (auctoritas), nhưng thực tế lại không có quyền làm luật; nó được hiểu như là một nhóm cố vấn. Tuy nhiên, giống Nghị viện, bản thân các nghị viên là những cá nhân rất có thế lực, gây khó khăn rất lớn cho các quyết định chung của Nghị viện. Một nghị viên mới phải được chọn trong rất nhiều gia đình quyền thế bởi nhân viên kiểm duyệt (censura), người mà có quyền loại bỏ một nghị viên khỏi Nghị viện, nếu phát hiện thấy nghị viên nào có biểu hiện "mất phẩm chất"; lý do để thay đổi có thể bao gồm cả tội hối lộ (đút lót), hay theo như luật dưới thời Cato Già thì một nghị sĩ bị buộc phải sa thải khi ôm vợ người khác ở chốn công đường.
Luật pháp
Nguồn gốc của điều cơ bản luật pháp và thực tiễn của La Mã có thể chỉ ra luật của 12 chương mục (từ 449 TCN) cho đến những lật lệ của Hoàng dế Justinian I (khoảng 530). Luật pháp của La Mã như là các luật lệ của Justinian, bởi vì nó là cơ sở lý luận và thực tiễn trong thời kỳ Đế chế Byzantine và trong lục địa Tây Âu, và được tiếp tục ở các thời kỳ về sau, cho đến tận thời kỳ thế kỷ 18 của rất nhiều quốc gia.
Luật pháp của La Mã gồm 3 phần chính:
• Ius Civile, hay "công luật", áp dụng cho tất cả công dân La Mã và chức vị Praetor Urbanus có trách nhiệm áp dụng luật này,
• Ius Gentium, hay "luật quốc tế", áp dụng cho tất cả các người ngoại quốc trong các trường hợp họ tiếp xúc với các công dân La Mã và chức vị Praetor Peregrinus có trách nhiệm áp dụng luật này.
• Ius Naturale, hay "luật tự nhiên", bao gồm tất cả các luật trong tự nhiên và được xem như áp dụng cho tất cả mọi người
Kinh tế
• Đế chế La Mã cai trị một vùng lãnh thổ to lớn, cùng với một lượng khổng lồ về tài nguyên thiên và con người. Vốn dĩ, nền kinh tế của La Mã chủ yếu dựa trên nền tảng là nông nghiệp và thương mại. Nông nghiệp phát triển kéo theo thương mại phát triển đã làm thay đổi bán đảo Italia, vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, những người tiểu điền chủ có thể sở hữu những điền trang nho và ôliu rộng lớn. Những tiểu điền chủ không đủ khả năng gây bất ổn về giá cả bởi, Đế chế La Mã đã sát nhập thêm Ai Cập, Sicilia và Tunisia trở thành các chư hầu cung cấp sản vật. Hàng hóa xuất trở lại từ Roma là dầu ôliu và rượu vang.
• Kỹ nghệ và chế tạo đồ dùng với mức hoạt động khá nhỏ, nhưng khá nhộn nhịp là các công việc khai mỏ và khai thác đá xây dựng, tùy theo mức độ xây dựng vào mỗi triều đại khác nhau. Mức độ sản xuất chỉ có các xí nghiệp nhỏ với vài chục lao động. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng cũng có những xí nghiệp lên đến hàng trăm người.
• Một số nhà viết sử, như Peter Temin, mô tả sự phát triển kinh tế của thời kỳ khởi đầu của La Mã đã thúc đẩy các kỹ nghệ khác và nghệ thuật phát triển, đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ lên kinh tế thời Phục Hưng và về sau này của châu Âu.
Phân tầng giai cấp
Xã hội La Mã có phân biệt một cách rõ rệt về trật tự, với nô lệ (servi) ở đáy của xã hội, những người tự do (liberi) ở lớp trên, và trên cùng của xã hội là các cư dân thành thị tự do (civês). Các cư dân thành thị tự do luôn được xem là những công dân hạng ưu và phân biệt xa cách với các giai cấp khác trong xã hội.
Gia đình
• Đơn vị cơ bản của xã hội La Mã là các tiểu lâu đài (households) và gia đình (families). Tiểu lâu đài bao gồm người đứng đầu, cha (người bố của gia đình), mẹ, các trẻ em, và những người có quan hệ khác. Ở tầng lớp cao hơn, thì nô lệ và đầy tớ luôn luôn là bộ phận của tiểu lâu đài. Người đứng đầu tiểu lâu đài có một quyền lực rất lớn với những người sống cùng với ông ta: ông ta có thể quyết định cưới hay tách ly (ly hôn), bán trẻ làm nô lệ, yêu sách về tài sản, có quyền định đoạt cuộc sống của thành viên dưới quyền2.
• Patria potestas là một khái niệm mở rộng với những người đàn ông (con trai trưởng thành) đối với lâu đài của ông ta sinh sống. Người con gái, bắt buộc phải chịu sự điều hành và cai quản của gia đình bên chồng mình3.
• Tập hợp của các tiểu lâu đài có liên hệ tạo nên một gia đình (gens)4. Gia đình luôn là nền tảng trên quan hệ huyết thống (hoặc con nuôi được thừa nhận), nhưng thực chất chính là liên minh về quản trị và kinh tế. Đặc biệt, trong thời kỳ Cộng Hòa Roman, có một số gia đình siêu quyền thế, thường tham gia vào công việc chính trị của đế chế.
• Dưới thời La Mã việc sử dụng các đám cưới được xem trọng như một hình thức củng cố hoặc tìm kiếm mối liên kết về đồng minh hơn là sự lãng mạn của tình yêu, đặc biệt đối với giai cấp quyền thế. Người cha luôn có ý tìm chồng cho con gái của mình khi cô con gái bước vào tuổi từ 12 đến 14 tuổi. Người chồng luôn được gặp gỡ thường xuyên với cô dâu trước ngày cưới. Trong khi, những người con gái của gia đình quyền thế có xu hướng lấy chồng sớm, thì con gái của tầng lớp dưới thường kết hôn muộn hơn5.
Giáo dục
Phác thảo nhân khẩu từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 1 CN
Những thành tựu văn hóa
Ngôn ngữ
Bản khắc có từ thế kỷ 6 TCN được xem như nguồn gốc chữ viết của La Mã (Ảnh: wikipedia)
Ngôn ngữ chính thức của La Mã là Latin, thuộc nhóm gốc Ý của hệ Ấn-Âu. Với bảng mẫu tự chữ cái trên cơ sở của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy vậy, bảng chữ cái Latin lại có đời sống rộng rãi và trường tồn cùng với các bước phát triển văn học. Ngôn ngữ Latin được xem như là thứ ngôn ngữ của sự tao nhã, lãng mạn và được phát triển lên một tầm cao mới vào thế kỷ 1 TCN. Thực tế, ngôn ngữ của Đế quốc La Mã là thứ tiếng Latin dân dã (vulgar Latin), khác nhiều với ngôn ngữ Latin kinh điển ở ngữ pháp và từ vựng và cách phát âm.
Tôn giáo
Thần thoại cổ xưa của La Mã có đặc điểm rằng các thần không ngự trị ở đỉnh cao mà có yếu tố kết hợp giữa thần thánh và con người. Không giống như thần thoại Hy Lạp, người La Mã không thần thánh hóa các thần, mà có thể hình dung như những siêu tục. Người La Mã luôn tin tưởng trong mỗi con người, địa thế, đồ vật đều có một thần bản mệnh của chính nó, kiểu như là linh hồn. Đến thời Cộng hòa La Mã, tôn giáo là sự tuân phục của hệ thống các thầy tu, thầy tế bề trên, mà họ là những người nắm giữ các vị trí ở Nghị viện La Mã. Các trường dòng ở Roma có một vị trí quan trọng, ở đó các Đại Giáo chủ nắm giữ quyền lực lớn nhất. Các giáo chủ nắm giữ việc thờ cúng các vị thần khác nhau, nhằm tạo niềm tin được che chở. Dưới thời Đế quốc La Mã, hoàng đế là người nắm giữ mệnh lệnh của các thần, và có quyền thờ cúng để tăng thêm sức mạnh, quyền uy.
Kết hợp với tín ngưỡng của Hy Lạp cổ đại, các thần La Mã cũ được tăng thêm sức mạnh từ các thần Hy Lạp. Theo cách này, thần Jupiter là cách hiểu của sự chuyển tải từ vị thần Zeus, thần Mars (vị thần của chiến tranh) là thần Ares và Neptune (thần của biển) là thần Poseidon.
Dưới sự cai trị của La Mã, rất nhiều dân tộc khác nhau cũng hình thành các tín ngưỡng và tôn giáo khác, như tín ngưỡng Ai Cập, tín ngưỡng Tây Á đa dạng. Đến thế kỷ thứ 2, đạo Cơ Đốc bắt đầu lan tỏa vào Đễ quốc La Mã, có sự hiềm khích và xung đột. Đạo Cơ Đốc bắt đầu được công nhận chính thức dưới thời Constantine I, và tất cả các đạo khác chống đối đạo Cơ Đốc bị cấm ở Đế chế vào năm 391 bằng sắc lệnh của Hoàng đế Theodosius I.
Hội họa, văn học và âm nhạc
Bức tượng có niên đại năm 204-222 (Ảnh: wikipedia)
Có rất nhiều thể loại hội họa của thời kỳ đầu La Mã chịu ảnh hưởng theo lối thời Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, hội họa Hy Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi phẩm mang lại. Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bức tranh phong cảnh của các họa sỹ Hy Lạp.
Nghệ thuật điêu khắc của La Mã thể hiện những người trai trẻ với vẻ đẹp cân đối cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm.
Văn học Latin chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Hy Lạp cổ đại. Một số tác phẩm thời kỳ Đế quốc La Mã thể hiện bằng các thiên anh hùng ca về chiến thắng vĩ đại của Đế chế. Dưới thời nền Cộng hòa mở rộng, bắt đầu xuất hiện các thể loại như, thi ca, kịch nói, sử học và bi kịch.
Thể thao và các hoạt động
Ở các thành phố cổ của La Mã có một nơi gọi là campus, là nơi để các binh sỹ tập luyện, thường gần khu vực có sông Tiber. Về sau, campus trở thành các trường đua của La Mã và khu vực hoạt động thể thao, nơi mà có Julius Caesar và Augustus thường hay lui tới. Bắt chước campus ở Roma, nhiều khu vực thuộc doanh trại quân đội cũng thực hiện xây dựng các khu vực như thế.
Tại các campus, các chàng trai trẻ của cư dân lân cận bị thu hút đến rèn luyện và thi đấu, ở đó có các môn về nhảy, đấu vật, đấm box và đua ngựa. Môn đua ngựa, ném lao và bơi lội là những môn luôn được ưa thích hơn cả. Ở các miền quê, những trò câu cá và đi săn ngự trị. Phụ nữ không mấy khi tham gia vào các trò chơi của cánh đàn ông. Chơi bóng là trò chơi được ưa chuộng, và ở La Mã có rất nhiều người chơi bóng, bao gồm có bóng ném (Expulsim Ludere), khúc côn cầu trên cỏ và một vài trò chơi từ bóng đá.
Một thú chơi được ưa thích là các cuộc tranh tài của các đấu sỹ. Các đấu sỹ chiến đấu với nhau một mất một còn với các loại vũ khí và trong các kịch bản cũng rất khác nhau. Một cuộc đấu nổi tiếng về sự can đảm và được nhiều người nhớ đến đó là dưới thời Hoàng đế Claudius. Các cuộc trình diễn mãnh thú cũng được ưa chuộng ở La Mã, các mãnh thú có nguồn gốc bên ngoài cũng được tham gia trình diễn hoặc tham gia trận đấu. Một người tù hay một đấu sỹ sẽ phải tự bảo vệ mạng sống của mình và được phóng thích nếu chiến thắng trong cuộc đấu với mãnh thú.
Khoa học ứng dụng
Niềm kiêu hãnh về công nghệ của La Mã được thể hiện ở rất nhiều công trình khoa học ứng dụng mà về sau này các nhà khoa học còn kinh ngạc khi nghiên cứu. Nhiều công trình bị hư hại hoặc biến mất, nhưng ngày nay vẫn còn nhiều chứng cứ và vết tích chỉ cho ta thấy mức độ to lớn và giá trị khoa học của chúng. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học nổi tiếng về các nền văn minh khác nhau cho rằng công nghệ của nền văn minh La Mã thiếu tính sáng tạo và tiên tiến. Một báo cáo khoa học mới đây là một khích lệ hiếm có; Xã hội Roma với đích đến là kết nối các chiến binh, những người mà phải cai trị đất nước có tư tưởng rộng lớn, và luật Roma soạn ra không chú trọng đến điều sở hữu trí tuệ hoặc khuyến khích phát minh. Khái niệm về khoa học và công nghệ thực tế không tồn tại khi đó, sự tiến bộ luôn luôn lấy nền tảng từ thủ công, với một nhóm thợ thủ công luôn hiềm khích và ganh tị với công nghệ mới giống như bí mật trong thương mại. Tuy nhiên, một vài công nghệ bảo vệ tính mạng (trong chiến đấu) lại được người La Mã chú trọng và phát triển khá tốt, góp phần bảo vệ sức mạnh cai trị của La Mã và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến châu Âu sau này. Kỹ nghệ La Mã được thực hiện trong một không gian rộng lớn của trên một tầm cao mới và có kế thừa, đã góp phần xây dựng hàng trăm con đường, cây cầu, hệ thống dẫn nước, các phòng tắm, rạp hát và các đấu trường. Rất nhiều các công trình, ví dụ như đấu trường Colosseum, Pont du Gard và Pantheon, vẫn còn đứng vững làm chứng tích cho công nghệ và văn hóa Roma.
Kiến trúc xây dựng
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hy Lạp đương thời. Mặc dù vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường phái La Mã và Hy Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La Mã vay mượn cứng nhắc sự chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hy Lạp. Ngoài ra từ hai kiểu cột mới là kiến trúc hỗn hợp và kiểu Tuscan, một nữa là kiểu mái vòm với phong cách từ Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La Mã.
Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, mà nguồn xi măng đã thay thế cho đá cẩm thạch giống như các thủ phủ Roma được xây dựng bằng vật liệu này và công nhận cho nhiều các xây dựng kiến trúc khác. Đồng thời ở thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện ra chúng. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.
Ghi chú
1. ▲ Almanach những nền văn minh thế giới, Tr. C.N. 644
2. ▲ tuy nhiên gần đây vẫn còn bàn cãi về điều này
3. ▲ Đôi khi vẫn có ngoại lệ, do quyền thế của gia đình mình mà được đối xử tương đối tốt
4. ▲ Ở Á Đông gọi là một họ
5. ▲ Scullard 1982, chapters I-IV
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)